Xác định ý kiến đúng trong hội thoại trên. Giải thích tại sao. Em hãy rút ra bài học cho bản thân về tôn trọng tài sản và quyền sở hữu của người khác.
2. Đọc hội thoại và thực hiện nhiệm vụ
a. Đọc hội thoại:
Hùng: Trên báo mạng đưa tin nhặt được số tiền lớn đem trả này các cậu ơi
Hải: À, Lê Doãn Ý (Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng) nhặt được hơn 1,3 tỉ đồng đã trả lại người mất chứ gì?
Hùng: Không biết Lê Doãn Ý có biết anh ấy có quyền sử dụng số tiền đó không nhỉ? Anh ấy thật dại khờ khi trả lại tiền
Minh: Theo tớ thì Lê Doãn Ý không có quyền sử dụng mà chỉ có quyền định đoạt só tiền đó thôi
Hải: Các cậu nhầm rồi, nếu không trả lại thì Lê Doãn Ý là người có hành vi trái pháp luật đấy.
b. Thực hiện nhiệm vụ:
- Xác định ý kiến đúng trong hội thoại trên. Giải thích tại sao.
- Em hãy rút ra bài học cho bản thân về tôn trọng tài sản và quyền sở hữu của người khác.
Bài làm:
Ý kiến đúng trong đoạn hội thoại trên là ý kiến của Hải: Các cậu nhầm rồi, nếu không trả lại thì Lê Doãn Ý là người có hành vi trái pháp luật đấy.
Vì: Theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại Điều 230 như sau:
- Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
- Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
Và pháp luật cũng quy định tại Điều 41, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng quy định về tội Chiếm giữ trái phép tài sản như sau:
- Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
- Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm”.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy cho biết bản Hiến pháp thường đề cập đến những nội dung cơ bản nào ?
- Em hãy nêu những khó khăn mà bạn Gái đã gặp phải Nga đã làm những gì để giúp bạn Gái trong cuộc sống và học tập? Tại sao tình bạn của Nga và Gái được gọi là một tình bạn đẹp?
- Soạn VNEN GDCD 7 bài 7: Xây dựng gia đình văn hóa
- Khi mượn đồ dùng của người khác, em có giữ gìn đồ dùng đó không? Tại sao? Nếu có ai lấy trộm đồ dùng của em, em sẻ xử sự như thế nào?
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ a , dựa vào thông tin trên, hãy cho biết mục đích ra đời cảu hiến pháp là gì ?
- Trong tình huống dưới đây, em chọn loại để kiếm tra nào trong 3 đề kiểm tra và giải thích vì sao chọn đề đó?
- Theo em, các bạn nam trong lớp ứng xử đã đúng chưa? Các bạn ấy có thể hiện sự khiêm tốn và giản dị không? Vì sao?
- Xây dựng thông điệp về tình yêu thương con người
- Em có nhận xét gì về gia đình bạn Tuấn? Theo em, gia đình bạn Tuấn có đáp ứng tiêu chuẩn của gia đình văn hóa không? Vì sao?
- Hãy xếp những việc làm dưới đây theo thứ tự thực hiện khi lập kế hoạch của bản thân (ghi số thứ tự phù hợp vào ô trống)
- Hãy ghép các thẻ từ vào ô cho phù hợp: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt
- Hãy kể những việc em đã làm để giữ gìn danh hiệu gia đình văn hóa và truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ