Soạn VNEN GDCD 7 bài 2: Giản dị và khiêm tốn

  • 1 Đánh giá

Soạn VNEN GDCD 7 bài 2: Giản dị và khiêm tốn - Sách VNEN GDCD lớp 7 trang 10. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

A. Hoạt động khởi động

Hát tập thể

Cả lớp hát bài "Đôi dép Bác Hồ" (nhạc: Văn An, lời thơ: Tạ Hữu Yên)

Qua bài hát "Đôi dép Bác Hồ", em có suy nghĩ gì về sự giản dị của Bác trong cuộc sống?

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu thế nào là giản dị và khiêm tốn

  • Từ bài viết về Bác, theo em, sự giản dị của Bác được thể hiện ở những mặt nào?
  • Hãy tìm những từ ngữ mô tả cụ thể về lối sống, hành vi giản dị của Bác. Gạch chân hoặc viết vào vở những từ đó
  • Sự khiêm tốn của Bác thể hiện ở những hành vi và thái độ nào được mô tả trong bài viết trên?
  • Em học tập được gì từ tấm gương của Bác về sự giản dị và khiêm tốn?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Tim hiểu biểu hiện của giản dị và khiêm tốn

a. Sau đây là những biểu hiện của người giản dị thường có. Em hãy tự đánh giá bản thân xem mình có những biểu hiện nào trong số đó

Người giản dị là người:

+ Thân thiện, chan hòa với mọi người + Sống chân thành

+ Không cầu kì, xa hoa, lãng phí + Lời nói đơn giản, dễ hiểu

+ Sống hòa nhập với thiên nhiên

Em hãy mô tả cụ thể những hành vi của mình thể hiện sự giản dị ở các hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống

=> Xem hướng dẫn giải

b. Sau đây là những biểu hiện của người khiêm tốn thường có. Em hãy tự đánh giá bản thân xem mình có những biểu hiện nào trong số đó

Người khiêm tốn là người:

+ Nhã nhặn + Nêu cao tinh thần học hỏi

+ Trung thực + Không đề cao cá nhân với người khác

+ Không có tính tự cao, tự đại + Cần phải học hỏi thêm nhiều điều

=> Xem hướng dẫn giải

3. Phân tích ý nghĩa của sự giản dị và khiêm tốn

a. Em hãy trả lời câu hỏi: Tại sao sự giản dị lại giúp chúng ta có được những điều sau?

  • Sự giản dị giúp cá nhân dễ hòa nhập, hòa đồng với cộng đồng, với xã hội
  • Sự giản dị giúp cá nhân không phức tạp hóa vấn đề, vì thế cuộc sống của họ trở nên thanh thản hơn
  • Sự giản dị giúp cá nhân được yêu mến, quý trọng
  • Sự giản dị giúp cá nhân tiết kiệm thời gian, của cải và vì thế có thể đầu tư nhiều hơn ch công việc, cho những việc hữu ích

b. Em hãy trả lời câu hỏi: Tại sao sự khiêm tốn lại giúp chúng ta có được những điều sau?

  • Sự khiêm tốn giúp người ta gặp thuận lợi trong cuộc sống
  • Sự khiêm tốn giúp người ta coi thành công như là sự động viên mà không trở nên chủ quan
  • Sự khiêm tốn giúp tăng cường khả năng học hỏi
  • Sự khiêm tốn làm người ta dễ tìm thấy cái tốt đẹp ở người khác để noi theo và dễ chấp nhận người khác.
  • Sự khiêm tốn giúp cá nhân trở nên được yêu mến và được tôn trọng.

c. Em hãy liệt kê những biểu hiện của sự chưa khiêm tốn và chưa giản dị

d. Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa giản dị và khiêm tốn

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Thể hiện thái độ khiêm nhường

Em sẽ phản ứng như thế nào trước những lời khen sau đây dành cho em:

  • Bạn thật xinh đẹp
  • Bạn giỏi và tài thế
  • Bạn thật tốt với tôi
  • ............................

=> Xem hướng dẫn giải

2. Đọc truyện Rùa và Thỏ và trả lời câu hỏi

  • Em hãy phân tích điểm yếu và điểm mạnh của Thỏ và Rùa?
  • Vì sao Thỏ lại thua Rùa?
  • Hành vi không khiêm tốn của Thỏ được thể hiện ở những từ/ cụm từ nào? Em hãy viết ra hoặc gạch chân dưới những từ/ cụm từ đó
  • Nếu em là Thỏ, em sẽ thay đổi điều gì để có thể thành công?

=> Xem hướng dẫn giải

3. Liên hệ thực tế

Em hãy lấy ví dụ từ bản thân hoặc từ những người xung quanh để minh họa sự giản dị được thể hiện trong 4 dạng sau:

  • Giản dị trong lối sống sinh hoạt
  • Giản dị trong cách đối nhân xử thế, cách giao tiếp
  • Giản dị trong lời nói
  • Giản dị trong suy nghĩ

=> Xem hướng dẫn giải

4. Thảo luận

Em đồng ý hay không đồng ý với các ý kiến sau và giải thích vì sao?

  • Trái với giản dị là lối sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ, sinh hoạt, giao tiếp
  • Giản dị không có nghĩa là sống qua loa, đại khái, cẩu thả, tùy tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tôn hồn nghèo nàn, trống rỗng
  • Hành vi thể hiện lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh

=> Xem hướng dẫn giải

5. Giải quyết tình huống

Tuấn là một cậu bé khá điển trai trong lớp, nhưng nhà nghèo. Mẹ Tuấn chắt chiu mãi mới mua được cho em chiếc xe đạp cũ để đi học. Ở lớp, một số bạn nam đi xe đạp tốt và đẹp hơn. Thỉnh thoảng các bạn ấy cứ trêu Tuấn rằng, đẹp trai và đi xe "tòng tọc"... Tuấn thấy buồn lắm và về nhà đòi mẹ mua chiếc xe đạp tốt hơn. Mẹ đã giải thích nhưng Tuấn vẫn cứ nằng nặc đòi mua, thậm chí đòi bỏ học.

Câu hỏi:

  • Theo em, các bạn nam trong lớp ứng xử đã đúng chưa? Các bạn ấy có thể hiện sự khiêm tốn và giản dị không? Vì sao?
  • Với hiểu biết về ý nghĩa của giản dị và khiêm tốn, nếu là mẹ của Tuấn, em sẽ nói gì với Tuấn khi Tuấn đề nghị mua xe đạp tốt hơn?
  • Nếu em là Tuấn, em sẽ ứng xử thế nào với các bạn khi bị các bạn trêu như vậy? Hãy phân tích hành vi nào thể hiện sự khiêm tốn, hành vi nào thể hiện sự giản dị? Tại sao?

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

1. Suy ngẫm

Em hãy đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình với người thân hoặc bạn bè về câu nói dưới đây. Câu nói đó giúp em có hành động gì trong thực tiễn?

"Nếu lòng chân thành giúp ta có một thế đứng vững chắc trong quan hệ giao tiếp thì tính giản dị giúp con người tránh xa những thất bại tầm thường, tính khiêm tốn cho ta những thành công trong cuộc sống".

=> Xem hướng dẫn giải

2. Kế hoạch rèn luyện của em

Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính khiêm tốn và giản dị trong cuộc sống?

=> Xem hướng dẫn giải

3. Viết nhật kí

Em hãy ghi vào nhật kí những cảm xúc của em về sự giản dị của chính mình

=> Xem hướng dẫn giải

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Trả lời câu hỏi

a. Vì sao Ăng-ghen nói: "Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị?" Bằng hiểu biết của mình và những kiến thức vừa được trang bị về khiêm tốn và giản dị, hãy giải thích câu nói trên.

b. Em có suy nghĩ gì về câu nói sau của Niu-tơn? "Sở dĩ tôi nhìn xa là vì tôi ngồi trên vai người khổng lồ".

=> Xem hướng dẫn giải


  • 113 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021