Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

  • 1 Đánh giá

Câu 6: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bài làm:

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu mang đậm tính dân tộc cả trong nội dung và hình thức biểu hiện

  • Về nội dung
    • Con người: Hiện lên trong tác phẩm Việt Bắc là hình ảnh của nhân dân ở chiến khu Việt Bắc thủy chung, tình nghĩa với 15 năm gắn bó, son sắt với cách mạng. Họ cũng hiện lên là những con người kiên cường, mạnh mẽ, không ngại khó, ngại khổ và cả những đêm hành quân thâu đêm trong khí thế hừng hực quyết tâm chiến thắng kẻ thù. Hình ảnh nhân dân Việt Bắc trong bài thơ cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho những phẩm chất của con người Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp anh hùng.
    • Tình cảm được phản ánh trong bài thơ cũng là tình cảm của con người Việt Nam trong thời đại mới, tiếp nối truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lý của dân tộc. Đó là tình cảm quân dân cá nước, sự gắn bó keo sơn giữa người chiến sĩ - cán bộ cách mạng với nhân dân trong cả nước. Bởi thực chất, người ở lại là nhân dân, còn người ra đi chính là những cán bộ kháng chiến.
  • Về nghệ thuật
    • Tác giả lựa chọn thể thơ lục bát - thể thơ do nhân dân Việt Nam sáng tạo, rất giàu nhạc tính, nhịp điệu mềm mại phù hợp với lối nói tâm tình, thủ thỉ, trải lòng của con người Việt Nam kín đáo.
    • Sử dụng lối nói quen thuộc của dân tộc với cặp xưng hô mình - ta và kết cấu đối đáp rất gần với cách nói trong dân gian đã khiến cho bài thơ vốn dĩ nói về một sự kiện chính trị khô khan lại trở nên bình dị, đầy cảm xúc, trở thành chuyện tâm tình giữa mình với ta, giữa người ở lại và người ra đi, giữa hai kẻ đang yêu.
    • Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ rất phong phú, đa dạng, vận dụng sáng tạo các thành ngữ, tục ngữ của văn học dân gian tạo ra nhạc tính và khiến cho bài thơ mang cái hồn của dân tộc.

=> Xem thêm

  • 53 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 12 tập 1