Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mùa xuân trong bài thơ : Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Câu 3: Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mùa xuân trong bài thơ : Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Bài làm:
Mùa xuân vốn là một trong những mùa khơi gợi cho con người rất nhiều những tình cảm đặc biệt. Đây không chỉ là một mùa bắt đầu của mọi sự sinh sôi nảy nở mà còn là những cơ hội tuyệt vời để con người trào dâng những khao khát mãnh liệt. Viết về mùa xuân ta không thể không kể đến thi phẩm “mùa xuân nho nhỏ” của cố nhà thơ Thanh Hải. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước và mùa xuân của cuộc đời như lồng ghép vào nhau tạo nên một tác phẩm lưu dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác vào năm 1980 trong những ngày cuối đời của mình. Có thể nói bài thơ không chỉ là sự ngợi cả thiên nhiên cảnh sắc trời xuân mà trong đó còn chan chứa tình cảm của nhà thơ muốn tận dâng và tận hiến cho đời. Bài thơ được viết với thể thơ năm chữ nhịp điệu rất uyển chuyển theo từng dòng, từng khổ thơ đến toàn bài đã vẽ nên một bức tranh xứ Huế vào xuân vô cùng đẹp và lãng mạn.
Khổ thơ đầu tiên, Thanh Hải đưa người đọc đến khung cảnh của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”.
Cảnh sắc thiên nhiên vào xuân qua vài nét chấm phá đã hiện lên vô cùng độc đáo và cụ thể. Đó là một bức tranh với đầy đủ màu sắc và âm thanh. Cảm xúc reo vui hân hoan của nhà thơ khi chào đón mùa xuân. Mọc giữa dòng sông xanh là một bông hoa tím biếc, động từ “mọc” như diễn tả thành công cảm xúc bất ngờ của nhà thơ. Bông hoa tím biếc ấy có thể là hoa súng nhưng cũng có thể là bông hoa lục bình mà chúng ta vẫn thường gặp ở các làng quê. Tuy nhiên dù nó có là hoa gì đi nữa thì không thể phủ nhận sắc xanh của dòng nước quyện với màu tím biếc của bông hoa đã làm nên một nét đặc sắc cho bức tranh xuân thêm đằm thắm.
Trong lúc đất trời giao thoa ấy, nhà thơ không những cảm nhận sự chuyển mình của đất trời bằng màu sắc mà còn bởi cả những âm thanh vui nhộn.
“Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
CHim chiền chiện là một trong những loài chim quen thuộc còn có tên gọi khác là chim sơn ca. Nhắc đến nó là nhắc đến một trong những biểu tượng của mùa xuân. Tiếng chim hót vang khắp đất trời như báo hiệu một mùa xuân mới về. Trong lòng tác giả cũng trở nên hân hoan, bồi hồi sung sướng.
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Động tác “đưa tay tôi hứng” thể hiện một sự xúc động mãnh liệt đồng thời là sự trân trọng của nhà thơ. Những giọt long lanh kia là tiếng chim hay là giọt sương mai? Sự dịch chuyển từ thính giác sang thị giác đã tạo nên một nét độc đáo và cảm nhận trọn vẹn của nhà thơ.
Hình ảnh mùa xuân của đất nước được nhà thơ miêu tả trọn vẹn trong khổ thơ tiếp theo:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
Từ mùa xuân của thiên nhiên nhà thơ đã chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Những năm 1980 đó là một thời kì mà cả đất nước đang hăng say hòa mình vào công cuộc xây dựng tổ quốc. Đâu đâu cũng thấy trào dâng một khí thế lao động khẩn trương. Hòa trong mùa xuân của thiên nhiên thì khắp nơi con người cũng đang sục sôi chiến đấu. Người lính nơi chiến trường mang theo sức sống của mùa xuân vững tay súng để bảo vệ tổ quốc. NGười nông dân mang sức lao động, giọt mồ hôi của mình tưới xanh cho đồng ruộng. Mở ra một ý nghĩa vô cùng sâu sa đó chính là máu và mồ hôi của đồng bào nhân dân ta đã góp phần tô điểm cho mùa xuân của thiên nhiên mãi mãi xanh tươi.
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Nhà thơ dùng từ láy “hối hả” và “xôn xao” cùng với cụm từ “tất cả như” được lặp lại 2 lần như làm cho câu thơ sáng bừng khí thế, mạnh mẽ một cách đầy bất ngờ. Đó là thời đại của Hồ Chí Minh thời đại của những con người hòa chung với đất nước.
Và từ đó nhà thơ đã có những suy ngẫm về mùa xuân của đất nước. Những giá trị chúng tôi nhận được của ngày hôm nay đó là sự chắt chiu trong bốn ngàn năm lịch sử hào hùng của dân tộc. Hình như so sánh đất nước như vì sao là một hình ảnh đẹp và đầy ý nghĩa. Nó thể hiện được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ về tương lai của dân tộc sẽ mãi vững mạnh và tiến về phía trước.
Từ sự yêu thương tự hào mãnh liệt đó nhà thơ nghĩ về mùa xuân của cá nhân của đời người:
“ Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng có những vần thơ vô cùng thấm đẫm triết lí về làm người:
“Đã là con chim chiếc lá
Con chim phải hót chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Có lẽ một cuộc đời nếu chỉ sinh ra và mất đi thì đâu còn cảm nhận hết được tư vị của nó. Chỉ khi chúng ta sống cống hiến và tận tâm ta mới thấy được trái ngọt của cuộc đời. Và nhà thơ Thanh Hải cũng không trượt ngoài mong muốn đó. Đối với ông tình yêu thương đất nước, yêu thương cuộc đời đã biến thành động lực để ông có thể kháo khát tận hiến cho cuộc đời.
Có thể cuộc đời mỗi người là nhỏ bé giữa xã hội nhưng vẫn muốn cống hiến những mùa xuân tươi đẹp nhất đó vào mùa xuân của đất nước:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Lời thơ thiết tha hòa quyện cùng nhịp thơ toàn bài càng nhấn mạnh thêm sự khao khát của tác giả. Ông muốn đem cả cuộc đời của mình để phục vụ cho sự nghiệp chung của đất nước. Từ lúc tuổi đôi mươi trai tráng cho cả đến lúc về già. Ông đã nói nên những lời gan ruột từ tận đày lòng của mình. Và nó càng khiến cho độc giả xúc động khi những lời tha thiết đó được viết trước 1 tháng khi ông qua đời.
Có thể nói cả bài thơ của tác giả hình ảnh mùa xuân được lặp đi lặp lại và trở thành một tâm điểm chính. Thế nhưng nó không chỉ đơn thuần là mùa xuân thiên nhiên mà nó còn là mùa xuân của đất nước và mùa xuân của cuộc đời. Ẩn sâu trong đó là một thứ tình yêu quê hương đất nước đến mãnh liệt của tác giả.
Viết về mùa xuân có rất nhiều tác giả và rất nhiều bài thơ hay. Thế nhưng có lẽ viết sâu sắc và đáng nhớ nhất chỉ có thể là mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Ông đã truyền tải một thông điệp vô cùng ý nghĩa đến với độc giả “Mỗi cuộc đời chính là một mùa xuân và hãy góp phần làm cho mùa xuân của đất nước mãi mãi tười đẹp”.
Xem thêm bài viết khác
- Hoàn chỉnh lần lượt ba bức điện ở mục II-1
- Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạn trích trên
- Soạn văn bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Ý nghĩa nhan đề truyện Bến quê
- Cảm nghĩ của em về tình yêu thương, sự che chở của lòng mẹ trong bài Con cò của Chế Lan Viên
- Bác Hồ lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn miêu tả suy nghĩa của em về Người
- Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Con chó Bấc
- Trong bài này, tác giả cho rằng: “trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”.
- Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau đây
- Soạn văn 9 tập 2 bài tổng kết về văn học ( tiếp theo) trang 186 sgk
- Cảm nhận của em về hai câu thơ: Sấm cũng bớt bất ngờ /Trên hàng cây đứng tuổi Cảm nghĩ của em về 2 câu thơ cuối bài Sang thu
- Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác