Phiếu bài tập tuần 11 Tiếng Việt 4 tập 1

  • 3 Đánh giá

Phiếu bài tập tuần 11 tiếng việt 4. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 11. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!

TUẦN 11

I- Bài tập về đọc hiểu

Cá Chép hóa Rồng

Chuyện kể ngày xưa, vào mùa hạn hán, những cánh đồng, con sông đều trở nên khô cằn, nứt nẻ, các con vật sống rất khổ sở vì thiếu nước.

Một hôm, mẹ con nhà Cóc dắt díu nhau đi tìm nước. Trên đường đi, các con vật thấy Cóc liền bảo hãy nghiến răng để trời ban mưa xuống cho vạn vật đỡ khổ. Cóc mẹ buồn rầu trả lời: “Đã nghiến đến trẹo cả quai hàm mà không thấy trời mưa” … Những lời than vãn của muôn loài đến tai Ngọc Hoàng. Cảm thương, Ngọc Hoàng liền truyền lệnh cho Long Vương tổ chức một cuộc thi vượt vũ môn. Thí sinh nào ba lần vượt vũ môn thành công sẽ được ban phép hóa Rồng, phun nước làm mưa giúp muôn loài.

Khi cuộc được loan báo, các con vật Tôm, Rùa, Cá, Ếch,… rất náo nức. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có anh em nhà Cá Chép là siêng năng chăm chỉ, mỗi ngày họ bỏ nhiều thời gian và công sức để luyện tập nhảy cao, nhảy xa. Trong khi đó các con vật khác chỉ mải mê chơi. Đến ngày thi đấu, hầu hết các con vật đều không vượt qua được vũ môn đầu tiên. Chỉ riêng Cá Chép, nhờ chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó nên đã ba lần vượt vũ môn thành công, trở thành Rồng – một con vật linh thiêng, giúp muôn loài thoát khỏi nạn hạn hán và được mọi người kính trọng .

(Thúy Bình)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi vượt vũ môn nhằm mục đích gì?

a- Để muôn loài không than vãn vì thiếu chỗ thi thố tài năng

b- Để chọn con vật được phép hóa Rồng, phun nước làm mưa

c- Để chọn loài vật thay Cóc gọi trời làm mưa xuống trần gian

2. Vì sao chỉ có Cá Chép ba lần vượt qua được vũ môn?

a- Vì Cá Chép chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó

b- Vì các con vật khác chỉ mê chơi, chưa quyết tâm luyện tập

c- Vì Cá Chép có lợi thế vượt vũ môn so với các loài vật khác

3. Nhân vật Cá Chép trong câu chuyện tượng trưng cho điều gì?

a- Sức khỏe phi thường

b- Tài năng và sự khéo léo

c- Lòng quyết tâm và sự kiên trì

4. Câu tục ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa câu chuyện?

a- Có bột mới gột nên hồ

b- Có chí thì nên

c- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Viết lại các câu tục ngữ, ca dao sau cho đúng chính tả

a)

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai đổi hướng soay nền mặc ai

b) Chớ thấy xóng cã mà rả tay chèo

c) Thắng không kiêu, bại không nãn

Câu 2. Chọn một trong ba từ đã, sẽ, đang điền vào từng chỗ trống trong câu chuyện dưới đây cho thích hợp:

Sư tử và chuột nhắt

Một hôm, khi sư tử… nằm thì thấy chuột chạy qua lưng. Sư tử chồm dậy tóm gọn chuột và nói:

- Hay lắm, mi….là món khai vị cho bữa tối của ta.

Chuột run lên vì sợ hãi:

- Xin anh hãy tha chết cho tôi. Một ngày nào đó, tôi…..trả ơn anh. Sư tử phá lên cười rồi nói:

- Trả ơn ta ư? Bé nhỏ như ngươi thì giúp gì được ta? Nhưng thôi được, ta….thả ngươi ra.

Mấy ngày sau, trong lúc đi dạo trong rừng, chuột nghe thấy tiếng sư tử kêu rên. Chuột vội vã đến gần và nhìn thấy sư tử……bị mắc trong lưới của người thợ săn. Chuột nhanh nhẹn cắn đứt những sợi lưới thành một lỗ thủng để sư tử chui ra.

Sư tử…..được chuột cứu thoát như vậy đó!

(Theo La-phông-ten)

Câu 3. a) Gạch dưới các tính từ trong đoạn văn sau:

Thế là mùa hè đã đến rồi. Gốc nhài cằn cỗi bỗng bật nở những bông hoa trắng, thơm lừng. Cây đại tháng trước trơ trụi những cành nay cũng vụt nở những chùm hoa thơm ngát. Chậu ô rỗ bỗng nhiên đơm đầy hàng trăm nụ tròn xinh, nở ra những bông hoa nhỏ, mỏng manh, y hệt một lẵng hoa do thiên nhiên ban tặng.

(Theo Vũ Tú Nam)

b) Khoanh tròn những từ in đậm là tính từ trong các cặp câu sau:

(1). a) Chiều chiều, mấy đứa trẻ con chúng tôi thường rủ nhau chơi đá bóng

b) Tính bạn ấy rất trẻ con

(2). a) Học hay cày giỏi

b) Bố bạn hôm nay đi cày hay đi bừa?

Câu 4. a) Tưởng tượng em và mẹ cùng đọc truyện “Cậu bé người Nhật” ở tuần 4, sau đó có cuộc trao đổi về tính cách đáng khâm phục của cậu bé. Dựa vào một số lời đối thoại dưới đây, em hãy hoàn chỉnh nội dung cuộc trao đổi.

Con: Mẹ thấy truyện Cậu bé người Nhật thế nào, hả mẹ?

Mẹ:- Câu chuyện cảm động quá! Nhưng, con có biết cậu bé đã làm mẹ bị bất ngờ và xúc động nhất vì điều gì không?

Con: -………………………………………………………………….

Mẹ: - Con nói đúng đấy. Mẹ sẽ kể câu chuyện về cậu bé người Nhật cho mọi người nghe. Chắc những người đang chen lấn để tính tiền trong siêu thị, những thanh niên ung dung ngồi ghế trong khi cụ già phải đứng trên xe buýt sẽ phải xấu hổ trước cậu bé này. Mỗi chúng ta đều cần học tập cậu bé đó, phải không con?

Con: -………………………………………………………………….

b) Viết mở bài của truyện “ Cá Chép hóa Rồng” theo cách gián tiếp:

…………………………………………………………………………..

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

=> Xem hướng dẫn giải


  • 903 lượt xem