Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm.
2. Lực không tiếp xúc
- Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm. Trong hình 38.2 và 37.2, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật có tiếp xúc với nhau hay không?
- Theo em có sự khác biệt nào về các lực tác dụng được minh họa ở hình 38.1a và 38.2
- Em hãy tìm các ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống
Bài làm:
- Viên bi sắt bị kéo về phía nam châm do có lực hút từ nam châm tác dụng lên viên bi
Hình 38.2: vật gây ra lực là nam châm, vật chịu tác dụng của lực là viên bi sắt
Hình 37.2: vật gây ra lực là trái đất, vật chịu tác dụng của lực là quả táo
Các vật trên không tiếp xúc với nhau
- Sự khác biệt về các lực tác dụng được minh họa ở hình 38.1a và 38.2 đó là: có lực tác dụng khi hai vật ở hình 38.1a tiếp xúc với nhau, có lực tác dụng khi hai vật ở hình 38.2 không tiếp xúc với nhau
- Ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống:
- Lực hấp dẫn của trái đất giữ cho các vệ tinh nhân tạo quay xung quanh trái đất
- Cục nam châm đặt trên bàn hút tất cả các vật bằng sắt xung quanh
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 30: Thực hành phân loại thực vật
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 36: Tác dụng của lực
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 13: Một số nguyên liệu
- Ngoài tác dụng gây ra sự thay đổi đột ngột và thay đổi hướng chuyển động của vật, lực còn có thể gây ra tác dụng nào khác ở vật chịu tác dụng lực?
- Hãy cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô Nhận xét về hình dạng cấu tạo tế bào hình thành nên mỗi loại mô
- Sau khi rời tay khỏi khối gỗ (hình 40.3), khối gỗ chuyển động như thế nào? Tại sao?
- Quan sát hình 25.3, em hãy nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên Kể tên một vài ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn
- Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đất ở vùng đồng bằng nơi chúng chảy qua. Em hãy cho biết tại sao lại có hiện tượng này
- Quan sát hình 28.3, em hãy nêu vai trò của nấm trong tự nhiên, vai trò của nấm đối với đời sống con người
- Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
- Hãy kể tên các hành tinh, vệ tinh xuất hiện trong hình 45.1
- Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.