Soạn bài Buổi học cuối cùng: mục B Hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Đọc văn bản sau: Buổi học cuối cùng

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Các nhóm trao đổi để điền vào Phiếu học tập dưới đây

…………

d. Tìm trong truyện Buổi học cuối cùng một số câu văn sử dụng câu văn có sử dụng phép so sánh và nêu tác dụng của những phép so sánh ấy.

3. Tìm hiểu về phép nhân hóa.

a. Tìm phéo nhân hóa trong khổ thơ sau:

…….

4. Tìm hiểu về phương pháp tả người.

a. Đọc đoạn văn sau:

b. Trao đổi để trả lời câu hỏi:

Bài làm:

a. (1).Nhan đề: Buổi học cuối cùng chính là sau buổi học này sẽ không còn buổi học nào như vậy nữa

(2) Hoàn cảnh: tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ.

(3a) Các nhân vật: cụ già Hô-de, bác phát thư, người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái thầy giáo, học sinh…

(3b) Truyện được kể theo lời nhân vật Phrang, ngôi thứ nhất

(3c) Nhân vật nào gây cho em ấn tượng nổi bật nhất là nhân vật thầy giáo - người đã dạy học suốt bốn mươi năm, người thể hiện tình yêu nước pháp bằng cả tấm lòng.

(4a) Vào buổi sáng sớm diễn ra buổi học cuối cùng chú bé Phrang đã thấy có điều khác lạ đó là:

  • Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị, Trường học không ồn ào như thường ngày mà “bình lặng”
  • Không khí trong lớp trang trọng, Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ
  • Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp

4b) Những điều khác lạ đó đã bào hiệu buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, điều được niêm yết ở trụ sở xã

(5) tâm trạng của chú bé Phrang diễn biến:

·

Phrang rất ngại học tiếng Pháp, chú bé thích rong chơi hơn là học quy tắc phân từ

  • Khi không thuộc bài, Phrang rất ân hận
  • Cậu bé ước có thể đọc tiếng Pháp “thật to, dõng dạc, không vi phạm một lỗi nào”
  • Cậu cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”
  • Thấy bài giảng của thầy dễ hiểu, cậu yêu mến thầy nghiêm khắc Ha-men

=> Buổi học cuối cùng đã khiến cho Phrang thay đổi hoàn toàn thái độ, tình cảm và suy nghĩ: ham thích học tiếng Pháp hơn.

(6) Ý nghĩa: chúng ta hãy biết trân trọng và giữ gìn tiếng nói dân tộc mình. Đó là bản sắc văn hóa, là phương tiện để chúng ta giành độc lập

b. Nhân vật thầy giáo Ha-men

·

Trang phục: mặc bộ lễ phục

  • Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần
  • Những lời nói: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.
  • Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”

c. Ta có thể hiểu câu nói như sau:

  • Đây là câu nói của người yêu tiếng Pháp- tiếng mẹ đẻ của mình
  • Khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc
  • Còn giữ vững tiếng nói là còn hy vọng đấu tranh giành lại tự do. Đó cngx là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

d. Một số câu văn trong truyện có sử dụng biện pháp so sánh:

  • Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào... như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
  • Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.

=> Những câu so sánh này khiến cho sự biểu đạt cụ thể, diễn đạt tình cảm, tư tưởng sâu sắc của tác giả.

3. Tìm hiểu về phép nhân hóa.

a. Biên pháp nhân hóa: Ông trời- mặc áo giáp đen ra trận, muôn nghìn cây mía- múa gươm, kiến- hành quân đầy đường

  • Tác dụng: Nhân hóa các sự vật với các hành động " mặc","múa gươm"," hành quân" và gọi:" Ông trời" như một con người, làm cho cảnh vật trước cơn mưa thêm gợi tả gợi cảm, sinh động gần gũi hơn.

b. So sánh có thể thấy cách diễn đạt trong thơ Trần Đăng Khoa có tính hình ảnh, giúp các sự vật, việc được miêu tả gần gũi hơn với con người.

c. Những sự vật được nhân hoá:

  • Câu a: miệng, tai, mắt, chân, tay
  • Câu b: tre
  • Câu c: trâu

d.

·

Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: lão, cô, bác, cậu

·

Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật: “chống lại”, “xung phong”, “giữ”

Trò chuyện xưng hô với vật như với người: Trâu ơi

4. Tìm hiểu về phương pháp tả người.

(1) Đoạn văn trên miêu tả nhân vật: (1) Dượng Hương Thư, (2)Cai Tứ, (3) tả hai người trong một keo vật

(2) Những đặc điểm nổi bật của nhân vật:

  • Dượng Hương Thư: như một pho tượng đồng đúc, cá bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
  • Cai Tứ: một ông lão thấp gầy, khuôn mặt vuông nhưng hai hai má hóp lại, mũi gò xuống mương dòm xuống bộ râu lúc nào cũng hình như cố giấu diếm, đậy điệm cái mồm toe toét tối om như hang, đỏm đang mấy chiếc răng dị hợm
  • Hình ảnh hai đô vật trong một keo vật hấp dẫn: lăn xả vào, đánh ráo riết, lấn lướt, hạ rất nhanh, thế đánh lắt léo, hóc hiểm,vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường, lờ ngờ, chậm chạp,lúng túng, đánh liên tiếp, hai tay dang rộng, xoay xoay chống đỡ, bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống…

(3) Bố cục:

  • Phần đầu (từ đầu đến "nổi lên ầm ầm") giới thiệu quang cảnh của sới vật, hai đô vật.
  • Phần chính (từ "Ngay nhịp trống đầu" đến "sợi dây ngang bụng vậy.") diễn biến cụ thể của keo vật giữa Quắm Đen và ông Cản Ngũ.
  • Phần cuối (từ "Các đô ngồi quanh sới" đến hết) đánh giá, nêu cảm nhận về keo vật.
  • 1 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021