Soạn bài Cổng trường mở ra giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Trao đổi trong nhóm để trả lời các câu hỏi:
(1) Trong đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau như thế nào?
..........................................
3. Tìm hiểu về các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép
a. Từ ghép chính phụ
Đọc câu văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
..........................................
4. Liên kết trong văn bản
a. Đọc các câu văn dưới đây và cho biết mối quan hệ về nội dung giữa chúng
..........................................
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản.
(1) Tâm trạng của người mẹ: Thao thức, bồn chồn triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được.
Tâm trạng của người con: Háo hức, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành.
(2) Những chi tiết như: mẹ không ngủ được, mẹ đắp mền cho con, buông mùng… rồi bỗng không biết làm gì nữa, mẹ không tập trung được vào việc gì cả, nhìn con ngủ… đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con,....
b.Hình ảnh “thế giới kì diệu” trong câu nói của người mẹ chính là những điều mới lạ, những kiến thức rộng lớn mà thầy cô sẽ truyền đạt cho con khi con học dưới mái trường này
c. Vai trò: trường học với các thầy cô giáo tận tâm, hiểu biết sâu rộng về tri thức sẽ rèn giũa chúng ta nên người, trở thành những người có ích cho xã hội.
d. Em cảm thấy rất hạnh phúc bởi hằng ngày cha mẹ đã lao động vất vả để kiếm sống, lo cho em những bữa cơm tươm tất, mua sách vở cho em mỗi khi năm học mới bắt đầu. mỗi ngày đến trường, em nhận được chỉ bảo, dạy dỗ của thầy cô, được vui chơi, sẻ chia mọi niềm vui với bạn bè. Đó chính là điều tuyệt vời nhất của em
3. Tìm hiểu về các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép
a. (1) Lựa chọn:
- Tiếng “bà” có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ “bà ngoại”
- Tiếng “bà” là tiếng chính
(2) Một số từ ghép chính phụ có tiếng “bà” đứng trước: bà nội, bà cố, bà mụ, bà tôi
(3) Các tiếng đứng sau có tác dụng bổ sung, giải thích rõ nghĩa hơn cho tiếng “bà”.
(4) Hình thành kiến thức về từ ghép chính phụ qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:
Từ ghép chính phụ:
- Có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Tiếng chính đứng trước tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
b. (1) Tên các đồ vật hoặc dụng cụ học tập trong lớp em: sách, vở, bút, thước, bàn, ghế. Tạo thành các tiếng ghép phù hợp về nghĩa: sách vở, bàn ghế, bút thước
(2) Những từ ghép em vừa tìm được không phân thành tiếng chính, tiếng phụ vì các tiếng bình đẳng về nghĩa. Chúng có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép vừa tạo thành khái quát hơn nghĩa của từng tiếng tạo nên nó
(3)
- Nghĩa của từ “bàn ghế” khái quát hơn nghĩa của tiếng “bàn” và tiếng “ghế”
- Nghĩa của từ “sách vở” khái quát hơn nghĩa của tiếng “sách” và tiếng “vở”
- Nghĩa của từ “bút thước” khái quát hơn nghĩa của tiếng “bút” và tiếng “thước”
(4) Từ ghép đẳng lập:
- Có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp
- Có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
c.
Từ ghép chính phụ | Từ ghép đẳng lập |
Làm bánh | Núi đồi |
Ăn cơm | Ham học |
Trắng tinh | XInh đẹp |
Vui tai | học hỏi |
Mưa phùn | Cây trái |
Nhà tầng |
4. Liên kết trong văn bản
a. Đoạn văn trên chi có tính liên kết hình thức mà chưa có sự liên kết về nội dung, ý nghĩa.
b. Đoạn văn thiếu sự liên kết giữa các câu trên phương diện ngôn ngữ. Sửa như sau:
"Một ngày kia, ....ko ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt......chúm lại như đang mút kẹo."
c. Điều kiện đảm bảo: Nội dung các câu, các đoạn phải thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự nối kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn thể hiện trên cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ.
Các phương tiện để liên kết rất đa dang như phép lặp từ, phép liên tưởng, phép thay thế, thêm từ, cụm từ.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 7 VNEN giản lược
- Soạn bài Những câu hát nghĩa tình giản lược nhất: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Rằm tháng giêng giản lược nhất
- Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Ôn tập giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Cảnh khuya giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Bạn đến chơi nhà giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn VNEN bài Một thứ quà của lúa non: Cốm giản lược nhất
- Soạn bài Rằm tháng giêng giản lược nhất: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê giản lược nhất: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê giản lược nhất: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Sông núi nước Nam giản lược nhất: Mục D hoạt động vận dụng