Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác : Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Xác định thể loại của văn bản Đập đá ở Côn Lôn. Cần đọc bài thơ này với giọng điệu như thế nào
b. Công việc đập đá của người từ ở Côn Đảo là một công việc như thế nào ? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)
.............................................
3. Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu:
a. Trao đổi với bạn và hoàn thành phiếu học tập sau:
...........................................................
4. Tìm hiểu bài văn thuyết minh về một thể loại văn học
Đề bài: " Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất bát cú"
.....................................
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a. Thể thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật. Khi đọc cần giọng điệu hào hùng, khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ
b. Không gian: Côn Lôn, nơi lưu đày lao động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man, là bắn giết…
Điều kiện làm việc: khắc nghiệt
Đặc điểm công việc: công việc đập đá công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, khiến nhiều người kiệt sức hòng khuất phục ý chí của họ.
c. Bốn câu thơ có 2 tầng nghĩa:
- Tầng nghĩa thứ nhất, miêu tả chân thực một công việc lao động khổ sai, cực nhọc của người tù ở những hòn núi ngoài Côn Đảo.
- Tầng nghĩa thứ hai: quan trọng hơn, khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.
Khẩu khí đoạn thơ gang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng nhân vật hiện lên thật oai phong, lẫm liệt như một nhân vật thần thoại.Nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp… tạo nên không khí sôi động, dữ dội của trận giao tranh ác liệt. Mỗi nhịp thơ như ứng với một nhịp búa vung lên, giáng xuống. Qua những câu thơ trên, dũng sĩ đập đá mà như muốn san bằng bất công, tàn ác vĩ đại nghĩa ở đời.
d. Bốn câu thơ toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn.
3. Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu:
a.
Ví dụ | Lỗi về dấu câu |
1. Tác phẩm lão hạc làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc | Cần có dấu chấm ở sau từ “động” để tách câu: Tác phẩm lão hạc làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc |
2. Thời còn trẻ,học ở trường này. Ông là học sinh xuất sắc nhất | Lỗi ở dấu" ." ở giữa 2 câu. Sửa như sau: Thời còn trẻ,học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất |
3. Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này. | Lỗi thiếu dấu phẩy, sửa như sau : Cam, quýt, bưở,i xoài là đặc sản của vùng này. |
4. Quả thật ,tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không . Đừng bỏ mặc tôi lúc này. | Lỗi dấu “?”,”.” ở cuối mỗi câu, sửa như sau: Quả thật ,tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên không ?Đừng bỏ mặc tôi lúc này! |
b. Những lỗi thường gặp khi viết là: thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc, dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc, thiếu dầu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết, lẫn lộn công dụng của dấu câu,....
4. Tìm hiểu bài văn thuyết minh về một thể loại văn học
a. (1) Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ (tiếng). Số dòng, số chữ ấy là bắt buộc. Không thể tuỳ ý thêm bớt.
(2) Tiếng bằng, tiếng trắc :
(3) Dòng 1 và 2 đối nhau, dòng 2 và 3 niêm nhau... Bài thơ được làm theo thể bằng.
(4) Các tiếng có vần giống nhau là những tiếng cuối của các dòng : 1, 2, 4, 6, 8 (vần on). Đó là vần bằng.
(5) Các câu thơ trong bài ngắt nhịp 4/ 3
b. Dàn ý ngắn gọn:
1. Mở bài: giới thiệu về thể thơ thất bát cú
2. Thân bài:
Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường, Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu
Nêu đặc điểm của thể thơ: Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ:
- Bài thơ gồm bôn phần đề - thực - luận - kết.....
- Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1-2-4 — 6 — 8 và là vần bằng.
- Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7.
- Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.
Ưu - nhược điểm: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.
Trong quá trình làm, nên lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa
3. Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ này.
c.
- Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
- Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN bài Câu ghép giản lược nhất
- Soạn VNEN bài Cô bé bán diêm giản lược nhất
- Soạn bài Muốn làm thằng Cuội-Hai chữ nước nhà: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Muốn làm thằng Cuội-Hai chữ nước nhà: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài tôi đi học: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài tôi đi học: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Chiếc lá cuối cùng: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Cô bé bán diêm: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN bài Lão Hạc giản lược nhất
- Soạn bài Hai cây phong: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Câu ghép: Mục B hoạt động hình thành kiến thức