Soạn bài Hiện tượng chuyển nghĩa của từ giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Tìm hiểu về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

..........................................................

2. Tìm hiểu về lời văn, đoạn văn tự sự.

a. Nội dung văn tự sự là giới thiệu về nhân vật và kể lại sự việc. Hãy cho biết trong các đoạn văn dưới đây, đoạn văn nào là đoạn văn tự sự. Tại sao?

...........................................................

Bài làm:

1. Tìm hiểu về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

a. (1) Nối: a-2 b-3 c-1

(2)

  • Từ mắt theo nghĩa gốc:a.
  • Từ mắt theo nghĩa chuyển: b, c

(3)

  • Mắt nghĩa gốc là từ xuất hiện từ đầu. VD:Bạn Lan có con mắt sáng long lanh.
  • Nghĩa chuyển được hình thanh từ nghĩa gốc: VD:mắt na,mắt dứa,mắt xích,...

(4) Một số từ khác như: chân ( chân tay, chân kiềng, chân tủm chân tưởng); đầu ( đầu gối, đầu tường, đầu bút, đầu đinh)

b.

Từ

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

M: Chân

Chân bước nhẹ nhàng, gà đen chân trắng,…

Chân núi, chân dê, chân trời

Tay

Ngón tay, móng tay

Tay áo, tay hái

Mũi

Lỗ mũi, mũi tẹt

Mũi Cà Mau, mũi kim

2. Tìm hiểu về lời văn, đoạn văn tự sự.

a. Đoạn (2) mới là đoạn văn tự sự vì đoạn (2) có yếu tố kể lại sự việc Rùa Vàng trả gươm còn đoạn (1) là đoạn thuyết minh, giới thiệu

b. Đoạn văn (1) gồm hai câu, mỗi câu có hai ý tương đương với hai ý giới thiệu về nhân vật: một câu ý nóivề Hùng Vương và một ý về Mị Nương. câu còn lại giới thiệu về tình cảm của vua Hùng đối với con gái và ý định kén rể

Câu văn giới thiệu nhân vật trong đoạn văn tự sự thường dùng những từ, cụm từ theo kiểu: có V hoặc có V; Người ta gọi là...

(2) Đoạn văn đã dùng những từ để chỉ hành động của nhân vật:

  • Thuỷ Tinh: Đến muộn, không lấy được Mị Nương, đem quân đuổi theo Sơn Tinh.
  • Hô mưa, gọi gió, làm giông bão, dáng nước đánh, nước ngập, nước dâng...

Các hành động được kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân - kết quả, thời gian.

Hành động ấy đem lại kết quả thể hiện rõ cuộc tấn công của Thần nước thật nhanh chóng và khủng khiếp, gây ấn tượng dữ dội cho người đọc.

c. (1) Lời văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì có thể kể hành động, việc làm, diễn biến sự việc thông qua hành động, việc làm ấy cũng như kết quả, những thay đổi do hành động, việc làm ấy đem lại cho câu chuyện.

(2) Đoạn văn giới thiệu nhân vật:

Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ [...]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém [...]. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. [...], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.

  • Đoạn văn biểu đạt ý chính: giới thiệu nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Câu ý chính: ( Câu gạch chân)
  • Đoạn văn gồm sáu câu, câu đầu giới thiệu chung, hai câu tiếp giới thiệu nhân vật Sơn Tinh, hai câu 4, 5 giới thiệu nhân vật Thuỷ Tinh, câu 6 khép lại rất gọn, giúp kết cấu thêm chặt chẽ.

Đoạn văn giới thiệu sự việc:

Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biến nước.

  • Đoạn văn biểu đạt ý chính: Thủy Tinh tức giận đem quân đuổi theo hòng cướp Mị Nương về
  • Câu thể hiện ý chính: ( câu gạch chân)
  • Để dẫn dắt, diễn đạt tác giả đã sử dụng: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập đặc biệt là hình thức trùng điệp được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh, về mạch phát triển lên cao trào của câu chuyện
  • 1 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021