Soạn giản lược bài khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
Soạn văn 11 bài Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Nội dung bài soạn
Câu 1:
Bài thơ có thể chia thành ba đoạn như sau:
- Hai câu đầu: Nỗi đau xót đột ngột khi mất bạn.
- Từ câu 3 đến câu 22: Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.
- Phần còn lại: Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.
Câu 2:
Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được tác giả diễn đạt qua sự vận động của cảm xúc thơ.
- Đầu tiên là nỗi đau khi hay tin bạn qua đời:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Cách gọi “bác” vừa đúng mực, vừa rất thân mật. Để giảm nhẹ nỗi đau, để tự an ủi mình và thể hiện sự trân trọng đối với người bạn vong niên, nhà thơ đã dùng từ “thôi” để chỉ sự ra đi vĩnh viễn của người bạn già. Nhà thơ đã dùng cách nói giảm để thể hiện nỗi đau của mình.
- Đoạn thơ thứ hai vẫn trực tiếp thể hiện niềm thương tiếc người tri âm tri kỉ. Đó là hồi ức về lần gặp cuối cùng giữa hai người.
- Tình bạn ấy còn được thể hiện trong đoạn kết, diễn tả nỗi đau của tác giả khi bạn không còn nữa. Nỗi đau thể hiện ở nhiều cung bậc: lúc đột ngột, lúc ngậm ngùi, luyến tiếc, lúc lắng đọng thấm sâu chi phối tuổi già của tác giả. Hai câu kết là nỗi đau không nước mắt, nỗi đau như dồn vào lòng:
Tuổi già giọt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.
Câu 3:
Bài thơ rất thành công trong nghệ thuật tu từ như nói giảm nói tránh, điệp ngữ. Nhưng đặc sắc nhất nhất là nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ:
- Cách nói giảm: Bác Dương thôi đã thôi rồi! , nhằm làm giảm đi những mất mát đau thương.
- Biện pháp nhân hóa: Nước mây man mác. Nhằm diễn tả sự ra đi của bạn cũng khiến đất trời thương xót.
- Cách nói so sánh: Tuổi già giọt lệ như sương.
- Các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... Để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi:
- Cách sử dụng lối liệt kê: có lúc, có khi, cũng có khi… nhằm tài hiện những kỉ niệm về tình bạn thân thiết và tấm lòng của nhà thơ đối với bạn.
=> Bài thơ giúp ta hiểu về tình bạn thủy chung, gắn bó, hiểu thêm về khía cạnh khác của nhân cách Nguyễn Khuyến.
Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài Tự tình (Hồ Xuân Hương)
- Soạn giản lược bài hai đứa trẻ
- Soạn giản lược bài bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Soạn giản lược bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần hai: Tác phẩm
- Soạn giản lược bài Chí Phèo (tiếp theo)
- Soạn giản lược bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Soạn giản lược bài khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
- Soạn giản lược bài xin lập khoa luật
- Soạn giản lược bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
- Soạn giản lược bài ôn tập phần văn học
- Soạn giản lược bài chữ người tử tù
- Soạn giản lược bài thao tác ngữ cảnh