Soạn giản lược bài luyện tập thao tác lập luận so sánh
Soạn văn 11 bài luyện tập thao tác lập luận so sánh giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Phần luyện tập
Câu 1:
Tâm trạng cả hai giống nhau: hoàn cảnh hai tác giả đều xa quê khi còn nhỏ và trở về khi đã già và khi trở về đều trở thành người lạ trên chính quê hương. Cả hai tác giả đều có sự đồng điệu, thể hiện tình cảm sâu sắc với quê hương dù hai tác giả cách nhau cả nghìn năm
Câu 2:
Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây là chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy. Nó không phải bỗng nhiên ta giỏi , bỗng nhiên ta thành công có vốn kiến thức mà cùng với thời gian tích lũy kiến thức, người học rồi sẽ tiến bộ dần và đi đến thành công. Cái quan trọng là ở đây chính là thời gian, là sự tích lũy về chất lẫn về lượng để đến khi đủ về lượng sẽ nhảy vọt lên thay đổi về chất. Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập và rèn luyện của mình, ta có thêm niềm tin để cố gắng phấn đấu từng ngày một.
Câu 3:
So sánh:
Giống nhau: Viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật
Khác nhau:
- Bài thơ Hồ Xuân Hương dùng từ ngữ ngôn ngữ bình dị hàng ngày (tiếng gà, chuông sầu, mõ thảm, tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm…)
- Sử dụng những chữ có âm khó dùng : duyên mõm mòm, già tom
- Ngược lại, thơ bà Huyện Thanh Quan mang màu sắc trang trọng khi sử dụng nhiều từ Hán Việt (hoàng hôn, ngư ông viễn phố, mục tử cô thôn lữ…)
- Sử dụng từ ngữ mang tính ước lệ, hình ảnh trong thơ cổ
=>Thơ Hồ Xuân Hương gần gũi với đám đông, có nét tinh nghịch phá cách. Thơ của bà Huyện Thanh Quan mang phong cách trang trọng, đài các.
Câu 4:
Lựa chọn câu tục ngữ " cho bạc cho tiền không bằng cho nghiên cho bút"
Ở đây nói về tầm quan trọng của chữ nghĩa, nó tạo nên những cái đặc biệt đối tượng so sánh ở đây là bạc, là tiền được so sánh với nghiên, với bút. Bạc, tiền là những thứ quý giá, có giá trị lớn được so sánh với nghiên, với bút - những thứ gợi cho con người dễ dàng hình dung được đó là tri thức, là học vấn. Bạc, tiền là những thứ quý giá về vật chất và cũng có thể kiếm được, còn nghiên, bút là những thứ thiên về tinh thần. Câu tục ngữ này, với hàm ý đề cao tầm quan trọng của việc học, của chữ nghĩa của việc xây dựng nên nhân cách, vốn hiểu biết của con người. Xã hội muốn phát triển được cần phải có những con người tài giỏi, con người có vốn hiểu biết. Chính vì thế nuôi con ăn học nên người sẽ tốt hơn là cho con cái tiền bạc, bởi vì miệng ăn thì núi lở có cho bao nhiêu bạc tiền thì cũng không đủ. Câu tục ngữ này càng đúng hơn với nền văn minh trí tuệ ngày nay.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài Tự tình (Hồ Xuân Hương)
- Soạn giản lược bài hai đứa trẻ
- Soạn giản lược bài bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Soạn giản lược bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần hai: Tác phẩm
- Soạn giản lược bài Chí Phèo (tiếp theo)
- Soạn giản lược bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Soạn giản lược bài khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
- Soạn giản lược bài xin lập khoa luật
- Soạn giản lược bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
- Soạn giản lược bài ôn tập phần văn học
- Soạn giản lược bài chữ người tử tù
- Soạn giản lược bài thao tác ngữ cảnh