Soạn giản lược bài nhân hóa
Soạn văn 6 bài nhân hóa giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Phần luyện tập
Câu 1:
- Phép so sánh trong đoạn văn là: “Bến cảng ... đông vui”, “tàu mẹ, tàu con”, “xe anh, xe em”
- Tác dụng: làm cho không khí trong bến cảng thêm sống động, chân thực với những hoạt động tấp nập, nối tiếp nhau thể hiện sự bận rộn nhưng đông vui của bến cảng.
Câu 2:
Đoạn văn trên cho ta thấy sự tấp nập, bận rộn của bến cảng một cách chân thực,không thể được tình cảm của người viết và thế giới sự vật không gần gũi với con người như đoạn văn trong câu 1.
Câu 3:
- Sự khác nhau:
- Cách 1: Có sử dụng phép nhân hóa làm cho hình ảnh chổi rơm trở nên sinh động gắn bó gần gũi giống như con người.
- Cách 2: Chỉ đơn thuần giải thích cách làm một cây chổi rơm.
- Nên lựa chọn Cách 1 cho văn biểu cảm và Cách 2 cho văn thuyết mình.
Câu 4:
Câu a: núi ...ơi, núi ...che
=> coi sự vật như người để trò chuyện, xưng hô.
Câu b: cua, cá... tấp nập; cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, ... cãi cọ om sòm
=> dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người;
họ, anh
=> dùng từ ngữ gọi người để gọi con vật;
Câu c: chòm cổ thụ...dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn ; thuyền... vùng vằng
=> dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người;
Câu d: cây... bị thương, thân mình, vết thương, cục máu
=> dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của con người để chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của đối tượng không phải con người.
Câu 5:
Đoạn 1:
Một ngày chủ nhật nhẹ nhàng, buồn chiều nắng nhẹ, tôi cùng chú mèo con đi ra cách đồng trước nhà. Bầu trời hôm nay thật đẹp, trong xanh mà mát vẻ với những đám mây trắng bồng bềnh và những làn gió nhẹ thổi qua. Trên cao, gia đình cò cùng nhau trở về tổ, họ bay chậm rãi như đang thưởng thức vài ánh nắng nhẹ nhàng của ông mặt trời. Mọi vật bận rộn với những công việc của riêng mình và cả con người cũng vậy. Bác nông dân đang nhổ đi những đám cỏ xấu xí, bé Bi đang dắt chú trâu nhà mình gặm cỏ trên đồi, mẹ tôi đang loay hoay với khu vười nhỏ xinh,... còn tôi ngồi bên bé mèo con ngắm cảnh. Cuộc sống thật vui vẻ và bình yên.
Phép nhân hóa trong bài: chú mèo con, gia đình cò, họ, chậm rãi, thưởng thức, ông mặt trời, bận rộn, chú trâu, bé mèo con
Đoạn 2:
Hoàng hôn dần bao trùm cả làng quê. Những đám mâytrên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà dần khoác trên mình tấm áo màu hồng tím sầu buồn của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy, ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng vội vã bay qua. Đồng ruộng màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Hoàng hôn buông xuống, mọi người bắt đầu trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả.
Biện pháp so sánh: Ông mặt trời- trái bóng tròn khổng lồ
Biện pháp nhân hóa: Những đám mây- khoác trên mình tấm áo màu hồng tím sầu buồn của hoàng hôn
Đoạn 3:
Từ lâu, cây phượng đã là một trong những hình ảnh không thể thiếu đối với học sinh. Không biết từ bao giờ những khi em vào trường em đã thấy bác phượng đứng đó tỏa bóng mát rợp cả một khoảng sân. Lá phượng nhỏ, xanh khi nào có gió, những là già rụng xuống cứ như một trận mưa tuyết vậy nhìn rất đẹp. Hoa phượng thì đỏ tươi, em rất thích nhặt những bông hoa phượng rụng để kẹp vào nhật kí. Khéo léo một chút,có thể biến bông hoa phượng thành một chú bươm bướm dễ thương rồi. Hàng ngày, em thường cùng các bạn vui chơi, ngồi dưới gốc phượng đọc truyện vào mỗi giờ ra chơi. Cây phượng đã chứng bao nhiêu kỉ niệm khó quên của tuổi thơ em, em sẽ luôn nhớ đến cái gốc phượng yêu dấu ấy.
Câu nhân hóa: Không biết từ bao giờ những khi em vào trường em đã thấy bác phượng đứng đó tỏa bóng mát rợp cả một khoảng sân
Từ nhân hóa: Bác phượng
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài lòng yêu nước
- Soạn giản lược bài bài học đường đời đầu tiên
- Soạn giản lược bài hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ
- Soạn giản lược bài phương pháp tả cảnh
- Soạn giản lược bài chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo)
- Soạn giản lược bài cây tre Việt Nam
- Soạn giản lược bài tổng kết phần văn
- Soạn giản lược bài viết bài văn số 6 - Văn tả người
- Soạn giản lược bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo
- Soạn giản lược bài các thành phần chính của câu
- Soạn giản lược bài ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
- Soạn giản lược bức tranh của em gái tôi