Suy nghĩ về bài ca dao: Nước non lận đận một mình…
Câu 2: Suy nghĩ về bài ca dao: Nước non lận đận một mình…
Bài làm:
Ca dao là những tiếng nói của tâm hồn người dân lao động. Là những tiếng yêu quê hương, đất nước tha thiết hay tâm tư thầm kín của đôi lứa yêu nhau. Và trong kho tàng văn học đó, còn có những tiếng than thân trách phận đầy nghẹn ngào, xúc động như bài ca dao:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Hình ảnh con cò là hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao để chỉ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Bài ca dao trên có nhắc đến hình ảnh thân cò và cò con - ẩn dụ cho người nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người phụ nữ thôn quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Trong cuộc sống mưu sinh, họ “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” để bươn chải, lo toan, gánh vác cuộc sống của gia đình. Không phải trong ngày một, ngày hai mà là “bấy nay”, cả một kiếp đời gian nan, vật lộn giữa cuộc đời. Tiếng than ấy đã đôi lần xuất hiện trong những câu ca dao tương tự:
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt biết đâu đường về
Và trong khung cảnh sóng nước mênh mông, cuộc đời đầy những đau khổ, lời ai oán của cò mẹ thấm đẫm mồ hôi và nước mắt:
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con
Bể đầy, ao cạn là hoàn cảnh éo le, trắc trở, là cuộc đời đầy bất hạnh của con cò. Thân cò ấy dù đã vất vả ngược xuôi nhưng cũng kiếm đủ miếng ăn, để cho “gầy cò con”. Tiếng “Ai” là đai từ phiếm chỉ, là câu hỏi mà không có người hồi đáp. Dù không nói rõ tiếng ai oán ấy chỉ đối tượng cụ thể nào nhưng qua nỗi khổ của thân cò và cò con, ta có thể hình dung đó là một thế lực tàn bạo, độc ác, đẩ đẩy cuộc sống của những người lao động lương thiện vào tận cùng nghèo khổ. Và với thân phận thấp cổ bé họng, tiếng lòng ai oán ấy chẳng thể cất lên để tìm lại công lý nên đành gửi gắm qua những tiếng than thân đầy đau đớn.
Bài ca dao là tiếng nói tố cáo những kẻ chuyên quyền, vua quan phong kiến đã áp bức, bóc lộ, đẩy những người dân nghèo rơi vào hoàn cảnh sống nghèo khổ, đầy những bất công ai oán. Qua đó, thể hiện sự đồng cảm đến những thân phận thấp hèn, nghèo khó và ngợi ca sự tần tảo và đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam, luôn hết lòng với gia đình.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ
- Xếp các từ ghép hữu ích, chí nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa vào các nhóm thích hợp
- Nội dung chính bài Những câu hát than thân
- Soạn văn bài: Cổng trường mở ra
- Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
- Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề
- Nội dung chính bài: Cổng trường mở ra
- Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau
- Soạn văn bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
- Sắp xếp các câu văn dưới đây theo một trình tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ
- Hãy nêu cảm nhận về bài ca dao: Anh em nào phải người xa/ Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân/Yêu nhau như thể tay chân/Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy