Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì? Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó
5. Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì?
6. Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó.
Bài làm:
5. Với chủ đề đánh giặc cứu nước, truyện Thánh Gióng nằm trong hệ thống truyện dân gian thời Hùng Vương dựng nước. Chủ đề chống ngoại xâm là một chủ đề quan trọng bên cạnh chủ đề chống thiên nhiên.Từ truyện Thánh Gióng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, toát lên tinh thần chủ đạo của dân tộc ta, toát lên bản lĩnh của dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước, đó là ý thức mãnh liệt về độc lập, tự do và truyền thống đấu tranh bất khuất.
6. Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: "Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đến thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đống Thiên Vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà (hay đằng ngà)".
Gióng là bậc Thánh nên đánh giặc xong, cứu được sinh linh phải bay về trời, mới xứng. Vua phong là "Phù Đổng Thiên Vương" ý muốn nói Gióng là người nhà Trời. Đó là cách nghĩ của người xưa, là ý tưởng của người xưa gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng. Đến nay, ở huyện Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng - Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày xưa. Nhân dân vẫn tin rằng : những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn xửa ngàn xưa.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm hiểu, giới thiệu một tác phẩm thơ hoặc vở kịch thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng và nội dụng truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Theo em, vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông thường được đặt tên là Hội khoẻ Phù Đổng
- Mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu)
- Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này như thế nào
- Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì? Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó
- Theo em, đoạn nào trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả? Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc
- Với câu mở đầu: Tôi không muôn khác biệt vô nghĩa.... hãy viết tiệp 5- 7 câu đề hoàn thành một đoạn văn Văn 6 - Kết nối tri thức
- Soạn bài Thế giới cổ tích
- Khi thốt lên “Xem người ta kìa!", người mẹ muốn con làm gì?
- Nhắc đến nước mắt và máu nhà thơ muốn nói lên tình trạng gì của Trái đất? Chỉ ra sự khác nhau giữa các cách hình dung về Trái đất và thái độ cư xử với Trái đất được thể hiện trong bài thơ
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 9
- Em hãy tìm các từ ngữ quen thuộc chỉ thời gian trong quá khứ, không gian không xác định trong truyện cổ tích. Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang có phải là con vật kỳ ảo không? Vì sao
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Vua chích chòe