Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào
Câu 1: (Trang 113 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào.
a. Dần buông chị ra, đi con ! Dần ngoan lắm nhỉ ! U van Dần, u lạy Dần ! Dần hãy để chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cà Dần nữa đấy.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo :
- Lão làm bộ đấy!
(Nam Cao, Lão Hạc)
Bài làm:
a. Có những câu ghép sau:
U van Dần, u lạy Dần! (câu ghép ngăn cách bằng dấu phẩy)
- Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ. (Câu ghép có quan hệ nối tiếp).
- Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? (Câu ghép không dùng từ nối, quan hệ đẳng lập)
- Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. (Câu ghép có từ Nếu... thì, nhưng chữ thì bị lược bỏ)
b.
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không khóc ra tiếng. (Câu ghép có từ nối, nhưng lược ở vế đầu thì... đã )
“Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.” (Câu ghép có quan hệ từ. )
c. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (Câu ghép không có từ nối. )
d. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (Câu ghép có cặp từ nối: nên... bởi vì)
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào: Ruộng rẫy là chiến trường/Cuốc cày là vũ khí/Nhà nông là chiến sĩ/Hậu phương thi đua với tiền phương
- Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp (cho trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống /.../ để làm phương tiện liên kết đoạn văn
- Ôn lại những kiến thức đã học về thể thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.
- Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?
- Tìm ít nhất năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người
- Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
- Soạn văn bài: Luyện nói Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá
- Cảm nhận về nhân vật Xiu và Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
- Nội dung chính bài: Trường từ vựng
- Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?