Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tử. Trao đổi với gia đình và bạn bè ưu nhược điểm của chúng
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tử. Trao đổi với gia đình và bạn bè ưu nhược điểm của chúng
Bài làm:
Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tử:
Một khi bạn cắm điện nguồn vào ổ cắm lúc này ta nhấn nút nấu cơm, thì cần gạt sẽ truyền chuyển động làm công tắc nhấn lên và bị hút chặt bởi thanh nam châm trong nó lên cần gạt được giữ nguyên vị trí, cho dù lúc này ta có thả tay ra. Lúc này tiếp điểm công tắc chập vào nhau dẫn điện khiến cho mâm nhiệt làm nóng nồi cơm. Khi cơm bắt đầu cạn nước thì công tắc từ nhả chốt ra đẩy cần gạt bị lên trên. Chúng tiếp tục tác động vào tiếp điểm công tắc khiến tiếp điểm này mở ra, mâm nhiệt được mắc nối tiếp với dây đốt nóng phụ lập tức chuyển sang chế độ ủ cơm. Như vậy khi chưa nhấn nấu thì nồi cơm điện tử sẽ luôn ở chế độ ủ và làm ấm nồi, giúp tiết kiệm điện.
Ưu nhược điểm của nồi cơm điện tử là:
Ưu điểm:
- Cơm chín đều hơn, ngon hơn, bổ dưỡng hơn
- Chức năng nấu đa dạng: nấu canh, hấp, hầm, nấu soup, ...
- Màn hình điện tử hiện đại
- Chế độ nấu tiện lợi
Nhược điểm:
- Nồi cơm điện tử có thể khó sử dụng khi mới dùng.
- Dung tích lớn phổ biến ở mức 1-1.5 lít, 1.6-2 lít.
- Thời gian nấu cơm lâu khoảng 45 phút.
- Phải hết sức cẩn thận khi rửa nhằm tránh làm hỏng các vi mạch điện tử.
Xem thêm bài viết khác
- Điện năng tiêu thụ của đồ dùng phụ thuộc vào công suất hay thời gian làm việc của đồ dùng điện?
- Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống? Trình bày vai trò của ngành cơ khí trong nền kinh tế quốc dân?
- Kể tên một số máy móc, thiết bị, công cụ là sản phẩm cơ khí mà em biết, được sử dụng trong một ngành nào đó như nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế...
- Công nghệ 8 VNEN bài 3: Sản xuất cơ khí
- Em hiểu cụm từ "điện giật" và "chập điện" là như thế nào? Nguyên nhân và cách khắc phục hai hiện tượng trên?
- Kể tên một số sản phẩm cơ khí được sử dụng trong sinh hoạt gia đình và nêu phương pháp gia công chế tạo ra sản phẩm đó?
- Thước cặp có đo được các sản phẩm, chi tiết có kích thước lớn hơn chiều dài của nó hay không?
- Trong số các dụng cụ trên hình 8.1, dụng cụ nào thuộc loại tháo, lắp; dụng cụ nào thuộc loại kẹp chặt, dụng cụ nào có thể sử dụng được cả hai chức năng
- Nếu trong quá trình dũa mà dũa không được giữ thăng bằng thì bề mặt gia công sẽ như thế nào?
- Hãy chia các máy móc, thiết bị, dụng cụ nêu trong hình 1.1 ra hai loại: được dùng trong sản xuất và được dùng trong đời sống?
- Đọc bản vẽ chi tiết VÒNG ĐAI (hình 4.3) và hoàn thiện bảng 4.2
- Quan sát các hình 3.9, 3.10: Nhận xét về quy ước ren bằng cách ghi cụm từ liền đậm và cụm từ liền mảnh vào các mệnh đề sau