Trả lời câu hỏi C4,C5,C6 bài 23: Đối lưu Bức xạ nhiệt sgk Vật lí 8 trang 81
Trang 81 Sgk Vật lí lớp 8
C4. Trong thí nghiệm ở hình 23.3, khi đốt nến và hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích hiện tượng trên.
C5. Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ dưới ?
C6. Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không ? Tại sao
Bài làm:
C4. Ở phía có ngọn nến, không khí bên ngọn nến nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng giảm nên bay lên phía trên. Do đó không khí bên ngọn nến ít đi và hút không khí lạnh bên khói hương sang, làm cho khói hương đi theo xuống dưới và cùng không khí nóng bay lên.
C5. Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ dưới vì chất lỏng và chất khí có hiện tượng đối lưu : Khi đun từ phía dưới, ta làm cho phần chất lỏng (khí) ở phía dưới nóng lên trước làm cho trọng lượng riêng của phần này giảm đi và đi lên phía trên. Phần chất lỏng ( khí) ở phía trên sẽ đi xuống và lại được làm nóng, tạo thành dòng đối lưu
C6. Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra đối lưu, vì chân không là môi trường không có phân tử khí nào còn trong chất rắn các phân tử liên kết với nhau chặt chẽ, chúng không thể di chuyển thành dòng được
Xem thêm bài viết khác
- Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài: "Khi lộn ngược một cốc thủy tinh bằng một tờ giấy không thấp nước (H.9.1) thì nước có chảy ra ngoài không ? Vì sao?
- Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng biểu thức: FA = d. V, trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là gì?
- Hãy so sánh hai quãng đường đi được s1 và s2
- Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h ?
- Đáp án câu 2 đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 3) Vật lý 8
- Tìm đơn vị vận tốc thích hợp trong các chỗ trống bảng 2.2
- Thả một bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF (H.3.1)Theo dõi chuyển động của trục bánh xe và ghi quãng đường trục bánh xe đi được sau những khoảng 3
- Trả lời câu hỏi thí nghiệm 1 trang 59-60 bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
- Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng giảm áp suất? Nêu những ví dụ về việc làm tăng, giảm áp suất trong thực tế.
- Giải bài 19 vật lí 8: Các chất được cấu tạo như thế nào ?
- Giải bài 6 vật lí 8: Lực ma sát
- Trong hai ấm vẽ ở hình 8.8, ấm nào đựng được nhiều nước hơn?