Trắc nghiệm công dân 11 bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 11 bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua
- A. Giá trị trao đổi
- B. Giá trị sử dụng
- C. Chi phí sản xuất
- D. Hao phí lao động
Câu 2: Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán là thực hiện chức năng
- A. phương tiện lưu thông.
- B. phương tiện thanh toán.
- C. tiền tệ thế giới.
- D. giao dịch quốc tế.
Câu 3: Hàng hóa gồm mấy thuộc tính cơ bản?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 4: Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá, được coi là chức năng của thị trường nào dưới đây?
- A. Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.
- B. Chức năng thông tn.
- C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
- D. Điều tiệt sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 5: Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có
- A. Giá trị khác nhau
- B. Giá cả khác nhau
- C. Giá trị sử dụng khác nhau
- D. Số lượng khác nhau
Câu 6: Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng:
- A. giảm phát
- B. thiểu phát
- C. lạm phát
- D. giá trị của tiền tăng lên
Câu 7: Trong nên kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được tính đủ khi hàng hoá đó
- A. đã được sản xuất ra.
- B. đuợc đem ra trao đổi.
- C. đã được bán cho người mua.
- D. được đem ra tiêu dùng.
Câu 8: Gía trị hàng hóa là lao động xã hội của ai kết tinh trong hàng hóa đó?
- A. Người bán
- B. Người mua
- C. Người vận chuyển
- D. Người sản xuất
Câu 9: A nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiên tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây?
- A. A đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ.
- B. A mua vàng cất đi.
- C. A gửi số tiền đó vào ngân hàng,
- D. A bỏ số tiền đó vào lợn đất.
Câu 10: Các nhân tố cơ bản của thị trường là:
- A. hàng hoá, tiền tệ, giá cả
- B. hàng hoá, giá cả, địa điệm mua bán.
- C. tiền tệ, người mua, người bán.
- D. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán
Câu 11: Người ta bán hàng để lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng là thực hiện chức năng
- A. phương tiện lưu thông.
- B. phương tiện thanh toán.
- C. tiền tệ thế giới.
- D. giao dịch quốc tế
Câu 12: Đâu không phải là chức năng của tiên tệ trong các ý sau đây?
- A. Phương tiện thanh toán
- B. Tiền tệ thế giới
- C. Phương tiện lưu thông
- D. Thước đo kinh tế
Câu 13: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?
- A. 1m vải = 5kg thóc.
- B. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ.
- C.1m vải = 2 giờ.
- D. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.
Câu 14: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi
- A. tiền dùng để chỉ trả sau khi giao dịch mua bán.
- B. tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại.
- C. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.
- D. tiền dùng làm phương tiện lưu thông.
Câu 15: Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, mẫu mã, thức hàng hóa. Những hàng hóa nào phù hợp thì bán được là thể hiện chức năng nào dưới đây của thị trường?
- A. Thông tin
- B. Điều tiết sản xuất
- C. Mã hóa.
- D. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
Câu 16: Hàng hóa có thể tồn tại dưới những dạng nào sau đây?
- A. Vật thể.
- B. Phi vật thể.
- C. Cả a, b đều đúng.
- D. Cả a, b đều sai.
Câu 17: Cùng với sự phát triển của nền sản xuất, sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, công dụng của hàng hoá được phát hiện dần và:
- A. không ngừng được khẳng định
- B. ngày càng đa dạng, phong phú.
- C. ngày cảng trở nên tinh vi.
- D. không ngừng được hoàn thiện.
Câu 18: Yếu tố nào dưới đây nói lên tiền tệ là hàng hoá đặc biệt?
- A. Vì tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hoá đã phát triển.
- B. Vì tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.
- C. Vì tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá.
- D. Vì tiền tệ là hàng hoá nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.
Câu 19: Tiền tệ thực hiện chức năng nào sau đây khi tiền được dùng đề đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa?
- A. Thước đo giá trị
- B. Phương tiện lưu thông.
- C. Phương tiện cất trữ
- D. Phương tiện thanh toán.
Câu 20: Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể thấp hoặc cao hơn giá trị là do:
- A. tác động của người mua.
- B. tác động của cung – cầu
- C. tác động của người sản xuất.
- D. tác động của người bán
Câu 21: Thị trường cung cấp những thông tin, quy mô cung cầu, chất lượng cơ cấu, chủng loại hàng hoá, điều kiện mua bán là thể hiện chức năng nào dưới đây của thị trường?
- A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
- B. Thông tin
- C. Điều tiết sản xuất
- D. Mã hóa.
Câu 22: Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?
- A. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa
- B. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa
- C. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa
- D. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa
Câu 23: Mỗi ngày được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, nhưng B không tiêu và quyết định dành dụm số tiền ấy để đầu tư vào việc mua bán hàng qua mạng để kiếm lời. Việc làm trên của B đã vận dụng tốt chức năng tiền tệ nào sau đây?
- A. Tiền tệ thế giới
- B. Phương tiện lưu thông.
- C. Phương tiện cất trữ
- D. Thước đo giá trị.
Câu 24: Vợ chông chị S đã trả cho công ty D 800 triệu đồng để mua một căn hộ trong khu đô thị Q. Trọng trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiên tệ đã được thực hiện?
- A. Thước đo giá trị.
- B. Phương tiện lưu thông.
- C. Phương tiện cất trữ.
- D. Phương tiện thanh toán.
Câu 25: Chị H vừa mua chiếc áo khoác và khoe với bạn rằng áo có chất liệu bền, màu sắc đẹp phù hợp với lứa tuổi, chắc người tạo ra nó có tính thẩm mĩ cao. Vậy nhận xét của chị H về chiếc áo trên của mình đã thể hiện thuộc tính của hàng hoá nào sau đây?
- A. Giá trị
- B. Giá cả
- C. Giá trị sử dụng
- D. Lượng giá trị
Trắc nghiệm công dân 11 bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường (P3) Trắc nghiệm công dân 11 bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 11 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (P2)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế (P2)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh (P1)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 11 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 11 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 11 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (P2)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 15: Chính sách đối ngoại (P1)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế (P1)