Trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra một tiết - học kì 1 (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra một tiết - học kì 1 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong phương pháp kí hiệu, để thể hiện quy mô của đối tượng địa lí trên bản đồ người ta dùng các kí hiệu có
- A. kích thước khác nhau.
- B. màu sắc khác nhau.
- C. hình dạng khác nhau.
- D. vị trí khác nhau.
Câu 2: Để phân bố các ngành công nghiệp hợp lí và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải dựa vào
- A. đặc điểm của ngành công nghiệp đó.
- B. nguồn nguyên liệu phong phú.
- C. nguồn lao động dồi dào.
- D. thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 3: Các ngành kinh tế muốn phát triển được và mang lại hiệu quả kinh tế cao đều phải dựa vào sản phẩm của ngành
- A. nông nghiệp.
- B. dịch vụ.
- C. công nghiệp.
- D. xây dựng.
Câu 4: Trong sản xuất công nghiệp, khi tác động vào đối tượng lao động thì sản phẩm sẽ là
- A. tư liệu sản xuất.
- B. vật phẩm tiêu dùng.
- C. nguyên liệu sản xuất.
- D. máy móc.
Câu 5: Khi nào được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh?
- A. Thời điểm Mặt Trời lên cao nhất trên bầu trời ở một địa phương
- B. Khi tia sáng Mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất lúc 12h trưa
- C. Khi tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
Câu 6: Ý nào sau đây không đúng về thuyết Kiến tạo mảng:
- A. các mảng hiện không còn di chuyển.
- B. vùng tiếp xúc của các mảng thường sinh ra động đất, núi lửa.
- C. các mảng nổi và di chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc lớp Manti.
- D. khi dịch chuyển các mảng có thể tách rời nhau, xô vào nhau hoặc hút chờm lên nhau.
Câu 7: Sản phẩm của quá trình phong hóa lí học là:
- A. đá bị phá hủy thành các khối vụn có kích thước khác nhau.
- B. đá bị biến đổi về thành phần và tính chất hóa học.
- C. đá vừa bị phá hủy về mặt cơ giới vừa bị phá hủy về mặt hóa học.
- D. đá uốn thành nếp.
Câu 8: Trên mỗi bán cầu có mấy khối khí chính?
- A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 7
Câu 8: Các đai khí áp phân bố như thế nào trên Trái Đất?
- A. Các đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- B. Mỗi bán cầu có 4 đai khí áp, phân bố lần lượt từ xích đạo về cực.
- C. Mỗi bán cầu có 3 đai khí áp, 2 đai áp thấp và áp cao ở giữa.
- D. Trái Đất có 8 đai khí áp phân bố lần lượt từ xích đạo về cực.
Câu 9: Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến nhưng không khô nóng như các nước cùng vĩ độ do
- A. giáp biển, có gió Mậu dịch.
- B. ¾ địa hình nước ta là đồi núi
- C. giáp biển, có gió mùa.
- D. có gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch.
Câu 10: Loại gió nào thổi từ cao áp cận nhiệt về hạ áp xích đạo?
- A. Gió mùa.
- B. Gió Fơn.
- C. Gió Tây ôn đới.
- D. Gió Mậu dịch.
Câu 11: Vận tốc của Trái Đất trên quỹ đạo không đều là do
- A. quỹ đạo của Trái Đất có hình elip.
- B. Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương.
- C. Trái Đất có hình khối cầu.
- D. Tốc độ quay quanh trục khá nhanh.
Câu 12: Những khu vực nào trên Trái đất có hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh?
- A. Nội chí tuyến.
- B. Hai chí tuyến.
- C. Ngoại chí tuyến.
- D. Xích đạo.
Câu 13: Quá trình chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và các khoáng vật thành là tác động của quá trình phong hoá
- A. hoá học, lí học.
- B. hoá học, sinh học.
- C. lí học, sinh học.
- D. sinh học, lí học.
Câu 14: Khi vật liệu nhỏ, nhẹ sẽ vận chuyển theo hình thức nào?
- A. Lăn theo trọng lực.
- B. Cuốn theo trọng lực.
- C. Lăn trên mặt đất dốc.
- D. Cuốn theo động năng của ngoại lực.
Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng?
- A. Lượng mưa tăng dần theo độ cao địa hình.
- B. Mưa nhiều ở hai vùng chí tuyến.
- C. Vùng có khí áp thấp mưa nhiều.
- D. Gió mùa và gió Tây ôn đới gây mưa nhiều.
Câu 16: Gió Tây ôn đới ở Bắc bán cầu thổi theo hướng nào và có tính chất gì?
- A. Tây Nam, lạnh ẩm.
- B. Tây Nam, khô nóng.
- C. Tây Bắc,lạnh ẩm.
- D. Tây Bắc, khô nóng.
Câu 17: Đặc điểm nào của khối khí ôn đới
- A. rất lạnh, kí hiệu A.
- B. lạnh, kí hiệu P.
- C. nóng ẩm, kí hiệu E.
- D. rất nóng, kí hiệu T.
Câu 18: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện đặc điểm nào của đối tượng địa lí trong các đặc điểm sau:
- A. giá trị tổng cộng của đối tượng.
- B. chính xác vị trí của đối tượng.
- C. sự di chuyển của đối tượng.
- D. động lực phát triển của đối tượng.
Câu 18: Trong Vũ Trụ, ngôi sao là:
- A. thiên thể có khả năng phát sáng.
- B. thiên thể chiếu sáng trên bầu trời đêm.
- C. các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
- D. các sao chổi.
Câu 19: Loại gió nào tác động đến khí hậu Việt Nam?
- A. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới.
- B. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió mùa.
- C. Gió tây ôn đới và gió mùa.
- D. Gió mậu dịch, gió mùa.
Câu 20: Ở 30 độ vĩ Bắc và Nam, tồn tại đai khí áp nào?
- A. Hạ áp ôn đới.
- B. Cao áp cận nhiệt.
- C. Hạ áp xích đạo.
- D. Cao áp cận cực.
Câu 21: Sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp là
- A. có tính chất tập trung cao độ.
- B. chỉ tập trung vào một thời gian nhất định.
- C. cần nhiều lao động.
- D. phụ thuộc vào tự nhiên.
Câu 22: Tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP của một nước mà cao sẽ phản ánh được rõ nhất
- A. các ngành công nghiệp trọng điểm của nước đó.
- B. trình độ phát triển kinh tế của nước đó.
- C. tổng thu nhập của nước đó.
- D. bình quân thu nhập của nước đó.
Câu 23: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, ngành công nghiệp được chia thành các nhóm nào sau đây?
- A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ.
- B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng.
- C. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến.
- D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ.
Câu 24: Công nghiệp hóa là?
- A. Quá trình từng bước xây dựng và phát triển công nghiệp của một nước.
- B. Là quá trình mà một xã hội chuyển từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp.
- C. Quá trình đưa công nghiệp về nông thôn để đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên cả nước .
- D. Chỉ có hai ý a và b là đúng.
Câu 25: Với tính chất đa dạng của khí hậu, kết hợp với các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú là cơ sở để phát triển ngành
- A. công nghiệp hóa chất.
- B. công nghiệp năng lượng.
- C. công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.
- D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 28: Địa lí ngành trồng trọt (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra học kì 1 (P4)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (P1)
- Trắc nghiệm địa 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 38: Thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy – ê và kênh đào Pa –ra-ma
- Trắc nghiệm chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
- Trắc nghiệm địa lý 10: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 2)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa (P2)