Trắc nghiệm GDCD 6 học kì I (P5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 6 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

  • A. Xem ti vi thường xuyên .
  • B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.
  • C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.
  • D. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân.

Câu 2: Hành vi thể hiện việc sống chan hòa với mọi người là:

  • A. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng
  • B. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười.
  • C. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn
  • D. Không tham gia hoạt động của lớp

Câu 3: Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

  • A. Đi xe đạp hàng ba.
  • B. Đọc báo trong giờ học.
  • C. Đá bóng dưới lòng đường.
  • D. Đi học đúng giờ .

Câu 4: Việc làm thể hiện sự biết ơn là

  • A. Ra đường, gặp thầy cô giáo em không chào
  • B. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng
  • C. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà
  • D. Em thích bẻ cây xanh trong trường

Câu 5: Hành vi nào biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

  • A. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
  • B. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.
  • C. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội.
  • D. Chăm chỉ học để tiến bộ, không tham gia hoạt động khác.

Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?

  • A. Cử chỉ điệu bộ kiểu cách.
  • B. Nói chuyện ngon ngọt với người khác.
  • C. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt
  • D. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp.

Câu 7: Mục đích học tập của học sinh để làm gì?

  • A. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè.
  • B. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ.
  • C. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
  • D. Học để có bạn cùng chơi.

Câu 8: Ý nào dưới đây em cho là chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?

  • a. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh.
  • b. Luyện tập thể dục hằng ngày.
  • c. Súc miệng nước muối mỗi sáng.
  • d. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.

Câu 9: Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?

  • a. Ăn diện theo mốt.
  • b. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm.
  • c. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
  • d. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.

Câu 10: Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?

  • a. Chào hỏi người lớn tuổi.
  • b. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.
  • c. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.
  • d. Ngắt lời khi người khác đang nói.

Câu 11: Hãy cho biết hành vi nào dưới đây là vô kỉ luật?

  • a. Đi học đúng giờ.
  • b. Làm việc riêng trong giờ học.
  • c. Viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm.
  • d. Thực hiện đầy đủ các nội quy của trường, lớp.

Câu 12: Theo em, mục đích học tập nào dưới đây là đúng đắn nhất?

  • A. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ, có thu nhập cao.
  • B. Học để khỏi thua kém bạn bè.
  • C. Học vì sự tiến bộ của bản thân và sự phát triển của đất nước.
  • D. Học vì danh dự của gia đình.

Câu 13: Sống chan hòa là:

  • A. Sống vui vẻ
  • B. Hòa hợp với mọi người
  • C. Tham gia vào các hoạt động chung có ích
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 14: Biểu hiện của sống chan hòa là ?

  • A. Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
  • B. Góp ý với bạn bè khi bạn vi phạm kỉ luật..
  • C. Khuyên góp quần áo cũ cho trẻ em vùng sâu vùng xa.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 15: Nhân dịp 20/11 nhà trường phát động cuộc thi văn nghệ. Phương lớp trưởng lớp 6c khích lệ các bạn cùng tham gia. Trong lớp Phương phân công những bạn có tài: người viết kịch bản, người diễn xuất, hát, múa. Cả lớp sôi nổi nhiệt tình, duy nhất chỉ có Khanh là không nhập cuộc. Em có nhận xét gì về bạn Khanh ?

  • A. Khanh là người hòa đồng với mọi người.
  • B. Khanh là người khinh người.
  • C. Khanh là người không sống chan hòa với mọi người.
  • D. Khanh là người sống ích kỉ.

Câu 16: Việc làm đốt túi nilong sau khi sử dụng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố của thiên nhiên?

  • A. Môi trường đất.
  • B. Môi trường nước.
  • C. Môi trường không khí.
  • D. Cả A, B, C

Câu 17: Câu ca dao nào dưới đây nói về lịch sự, tế nhị?

  • A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
  • B. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
  • C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
  • D. Cười người chớ khá cười lâu/ Cười người hôm trước, hôm sau người cười

Câu 18: "Mưa lâu thấm đất" biểu hiện của đức tính:

  • A. Siêng năng, kiên trì
  • B. Trung thực
  • C. Tiết kiệm
  • D. Lễ độ

Câu 19: Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Sau khi học xong bài này, em sẽ khuyên bố như thế nào ?

  • A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.
  • B. Không nói gì cả.
  • C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.
  • D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.

Câu 20: Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?

  • A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động
  • B. Xài thoải mái
  • C. Làm gì mình thích
  • D. Có làm thì có ăn

Câu 21: Ngày thế giới phòng chống ma túy là:

  • A. 24.6.
  • B. 25/6.
  • C. 26/6.
  • D. 27/6.

Câu 22: Ngày thế giới chống hút thuốc lá:

  • A. 30/5.
  • B. 31/5.
  • C. 29/5.
  • D. 28/5.

Câu 23: Tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khỏe con người?

  • A. ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
  • B. ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và xã hội
  • C. cả A và B đều đúng
  • D. cả A và B đều sai

Câu 24: Nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh là… tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách. Trong dấu “…” đó là ?

  • A. Tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
  • B. Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.
  • C. Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức.
  • D. Chăm ngoan, học giỏi.

Câu 25: Việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Giúp phát triển nhân cách toàn diện.
  • B. Giúp đất nước phát triển.
  • C. Giúp phát triển văn hóa toàn diện.
  • D. Giúp đất nước ngày càng tươi đẹp.

Câu 26: Những thành ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính tiết kiệm?

  • A. Kiến tha lâu đầy tổ.
  • B. Con nhà lính tính nhà quan.
  • C. Cơm thừa, gạo thiếu.
  • D. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.

Câu 27: Các câu tục ngữ ca dao nào nói về lòng biết ơn?

  • A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • B. Tôn sư trọng đạo.
  • C. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
  • D. Kính thầy yêu bạn.

Câu 28: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

  • A. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
  • B. Gặp bài tập khó là Bắc không làm.
  • C. Chưa học bài, Nam đã đi chơi.
  • D. Hưng thường xuyên đi đá bóng cùng bạn.

Câu 29: Giữ gìn tài sản của lớp, của trường là:

  • A. Tiết kiệm.
  • B. Tôn trọng kỉ luật.
  • C. Lễ độ.
  • D. Biết ơn.

Câu 30: Mục đích học tập của học sinh để làm gì?

  • A. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè.
  • B. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ.
  • C. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
  • D. Học để có bạn cùng chơi.

Câu 31: Học sinh rèn luyện đức tính lễ độ như thế nào?

  • A. Nói leo, ngắt lời người khác
  • B. Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân.
  • C. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.
  • D. Thường xuyên rèn luyện.

Câu 32: Biểu hiện nào dới đây là sống lễ độ?

  • A. Nói trống không.
  • B. Đi xin phép, về chào hỏi.
  • C. Ngắt lời người khác.
  • D. Nói leo trong giờ học.

Câu 33: Biểu hiện nào dưới đây là siêng năng?

  • A. Đùn đẩy, trốn tránh công việc.
  • B. Cẩu thả, hời hợt trong công việc.
  • C. Trông chờ, ỷ lại vào người khác.
  • D. Tự giác làm việc.

Câu 34: Bố H mất sớm, một mình mẹ nuôi hai chị em, nhà nghèo nhưng hai chị em Hoà vẫn cố gắng học tập, cuối năm đạt HS giỏi. Em có nhận xét gì về bạn H ?

  • A. H là người chăm ngoan, học giỏi.
  • B. H là người ý thức được mục đích học tập.
  • C. H là người siêng năng, kiên trì.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 35: Học sinh chăm ngoan, học giỏi, xác định đúng đắn được mục đích học tập sẽ giúp ích được cho những ai?

  • A. Bản thân.
  • B. Gia đình
  • C. Xã hội.
  • D. Cả A, B, C.

  • A. Thực hiện nội quy của nhà trường
  • B. Không gây mất trật tự ở bệnh viện
  • C. Không xả rác nơi công cộng
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 37: Buổi sáng em dậy muộn, trên đường đi học lại gặp phải đèn đỏ, trong khi đó chỉ còn 5 phút nữa là đến giờ truy bài. Trong tình huống này em sẽ làm gì ?

  • A. Chờ đến đèn xanh đi tiếp.
  • B. Vượt đèn đỏ cho kịp giờ.
  • C. Đi xe lên vỉa hè cho nhanh.
  • D. Cả B và C.

Câu 38: Chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống:Nhờ tôn trọng kỉ luật, gia đình và xã hội mới có .... để tồn tại và luôn luôn phát triển

  • A. An toàn, lành mạnh
  • B. Nề nếp, kỉ cương
  • C. Chân thành, tin cậy
  • D. Đoàn kết, tương trợ

Câu 39: Con người sẽ như thế nào nếu không có thiên nhiên?

  • A. con người không tồn tại và không phát triển
  • B. con người vẫn tồn tại
  • C. con người vẫn phát triển nếu không có thiên nhiên
  • D. con người có cuộc sống yên bình

Câu 40: Việc làm đốt túi nilong sau khi sử dụng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố của thiên nhiên?

  • A. Môi trường đất.
  • B. Môi trường nước.
  • C. Môi trường không khí.
  • D. Cả A, B, C
Xem đáp án
  • 4 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021