Trắc nghiệm GDCD 6 học kì II (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 6 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Theo luật hiện hành, người đang lái xe máy mà sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh sẽ bị phạt bao nhiêu?
- A. 100.000đ - 150.000đ.
- B. 100.000đ - 200.000đ.
- C. 200.000đ - 300.000đ.
- D. 200.000đ - 400.000đ.
Câu 2: Việc nào thể hiện sự không bình đẳng trong giáo dục?
- A. Tuyển thẳng học sinh giỏi vào trường Chuyên.
- B. Không cho học sinh dân tộc thiểu số đi học.
- C. Cộng điểm cho con thương binh liệt sỹ.
- D. Tuyển thẳng học sinh đạt giải cao vào Đại học.
Câu 3: Miễn học phí cho học sinh nghèo thể hiện tính chất gì của giáo dục?
- A. Bình đẳng.
- B. Không bình đẳng.
- C. Dân chủ.
- D. Công khai.
Câu 4: Trẻ em ở độ tuổi nào thì bắt buộc hoàn thành chương trình tiểu học?
- A. 6 đến 15 tuổi
- B. 7 đến 15 tuổi
- C. 6 đến 14 tuổi
- D. 7 đến 14 tuổi
Câu 5: Thành ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói đến điều gì?
- A. Vai trò của tự học.
- B. Vai trò của tự nhận thức.
- C. Vai trò của việc học.
- D. Vai trò của cá nhân.
Câu 6: Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục thể hiện tính chất gì?
- A. Tính nhân đạo.
- B. Tính nhân văn.
- C. Tính bình đẳng.
- D. Cả A và B.
Câu 7: Nam và Sơn là HS lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua.Tìm mãi ko thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Nam đã vi phạm quyền nào ?
- A. Nam vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Nam không vi phạm quyền nào.
- C. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
- D. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 8: Ông C là Chủ tịch huyện X, do bị tố cáo trong việc sai phạm sử dụn đất nên ông C đã bị đi tù. Điều đó nói đến điều gì của pháp luật?
- A. Tính bình đẳng.
- B. Không bình đẳng.
- C. Tính dân chủ.
- D. Tính công khai.
Câu 9: Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?
- A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi.
- B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.
- C. Bắt người theo quy định của Tòa án.
- D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.
Câu 10: Nghi ngờ anh V là người lấy cắp xe máy của mình nên ông N đã tung tin nói xấu anh V trên facebook. Việc làm này của ông N đã vi phạm quyền nào?
- A. Ông N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Ông N không vi phạm quyền nào.
- C. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
- D. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 11: Bắt trẻ em về làm việc nặng nhọc, nguy hiểm đã xâm phạm đến:
- A. Nhân phẩm, danh dự
- B. Tính mạng, sức khỏe, thân thể
- C. A, B đúng
- D. A, B sai
Câu 12: A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động đó vi phạm quyền nào sau đây?
- A. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- C. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
- D. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 13: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
- A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi nhà ở của họ
- B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám của cơ quan có thẩm quyền
- C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mới vào nhà họ
- D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng
Câu 14: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép nói đến quyền nào của công dân ?
- A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- C. Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
- D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 15: Nghi ngờ nhà ông Q ăn trộm xe đạp nhà mình nên ông T đã rình nhà ông Q đi vắng để lẻn vào nhà kiểm tra lấy bằng chứng. Biết được điều đó vợ ông T đã ngăn cản ông nhưng ông T vẫn cố tình làm. Trong tình huống này ai là người không vi phạm pháp luật?
- A. Ông Q và vợ ông T.
- B. Ông T.
- C. Vợ ông T.
- D. Ông T và vợ ông T.
Câu 16: Mức phạt cao nhất khi đọc trộm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là bao lâu?
- A. 03 năm tù.
- B. 01 năm tù.
- C. Cảnh cáo.
- D. Trung thân.
Câu 17: Xâm phạm và đọc trộm mail của người khác là:
- A. Vi phạm pháp luật
- B. Không vi phạm pháp luật
- C. Là vợ chồng nên xem được
- D. B và C đúng
Câu 18: Được xem thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khi nào?
- A. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- B. Người đó cho phép.
- C. Đọc giùm người bị khiếm thị.
- D. Cả A, B, C.
Câu 19: Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của mình em sẽ làm gì?
- A. Quát bạn thật to cho cả lớp biết tính xấu của bạn.
- B. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vi xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân.
- C. Nói với cô giáo để cô xử lý.
- D. Không chơi với bạn nữa.
Câu 20: Việc làm nào sau đây vi phạm không thực hiện quyền trẻ em?
- A. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em
- B. Lợi dụng trẻ em để buôn ma túy
- C. Cha mẹ ly hôn, không ai chăm sóc con cái
- D. Đánh đập trẻ em.
Câu 21: Việc làm nào sau đây trẻ em không được làm?
- A. Kính trọng ông bà, cha mẹ.
- B. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.
- C. Lễ phép với thầy cô giáo
- D. Yêu thương, đoàn kết với bạn bè.
Câu 22: Câu ca dao sau nói về bổn phận, trách nhiệm của ai trong gia đình?
“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.”
- A. Bổn phận của ông bà
- B. Bổn phận của cha mẹ
- C. Bổn phận của anh chị em
- D. Bổn phận của con cháu
Câu 23: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông?
- A. Đường xấu.
- B. Ý thức của người tham gia giao thông.
- C. Pháp luật chưa nghiêm.
- D. Phương tiện giao thông nhiều.
Câu 24: Hành vi đúng khi tham gia giao thông là:
- A. Ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm .
- B. Đi xe đạp trên hè phố.
- C. Điều khiển xe đạp bằng hai tay.
- D. Đá bóng, thả diều dưới lòng đường .
Câu 25: Việc làm nào dưới đây ngăn cản chúng ta sống chan hòa với mọi người?
- A. Trung thực, thẳng thắn nghĩ tốt về người khác.
- B. Thương yêu, giúp đỡ người khác một cách ân cần chu đáo.
- C. Coi thường người dốt hơn mình, ghen ghét người giỏi hơn mình.
- D. Chân thành với mọi người xung quanh.
Câu 26: Theo em, những việc làm nào dưới đây của Nga là sống chan hòa với mọi người?
- A. Không góp ý cho ai để khỏi gây mất đoàn kết.
- B. Luôn cởi mở, chia sẻ với mọi người.
- C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai.
- D. Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người.
Câu 27: Công ước liên hợp quốc ra đời vào năm ?
- A. Năm 1999
- B. Năm 1989
- C. Năm 1990
- D. Năm 1898
Câu 28: Việt Nam gia nhập vào Công ước liên hợp quốc năm nào?
- A. Năm 1999
- B. Năm 1989
- C. Năm 1990
- D. Năm 1898
Câu 29: Việt Nam là nước thứ mấy trên thế giới gia nhập vào Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ?
- A. Thứ 2
- B. Thứ 3
- C. Thứ 1
- D. Thứ 4
Câu 30: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa gì ?
- A. Thể hiện quyền và bổn phận của mình
- B. Tôn trọng và quan tâm đến trẻ em vì tương lai của đất nước
- C. Thể hiện trách nhiệm của công dân
- D. Thể hiện trách nhiệm của mọi người dân
Câu 31: Công dân Việt Nam là:
- A. Những người cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
- B. Là người có quốc tịch Việt Nam
- C. Người Việt nam đã nhập quốc tịch nước ngoài
- D. Người Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên
Câu 32: Được học tập,vui chơi giải trí thuộc nhóm quyền?
- a. Quyền sống còn
- b. Quyền bảo vệ
- c. Quyền phát triển
- d. Quyền tham gia
Câu 33: Được sống và đáp ứng nhu cầu tồn tại thuộc nhóm quyền?
- a. Quyền sống còn
- b. Quyền bảo vệ
- c. Quyền phát triển
- d. Quyền tham gia
Câu 34: Xác định công dân nước Việt Nam là?
- A. Người Việt Nam bỏ quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch nước ngoài .
- B. Người nước ngoài sang Việt Nam làm việc
- C. Người có quốc tịch Việt Nam
- D. Cha quốc tịch Việt Nam, mẹ có quốc tịch Mĩ, con sinh ra có quốc tịch Việt Nam
Câu 35: Hành vi xâm hại quyền trẻ em:
- A. Tiêm ngừa bảo vệ sức khỏe của trẻ em
- B. Đưa trẻ đến trường khi đến tuổi đi học
- C. Khai sinh cho trẻ đúng qui định
- D. Bắt trẻ em lao động quá sức
Câu 36: Đối tượng không phải là công dân Việt Nam là:
- A. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù.
- B. Người Việt Nam ra nước ngoài làm việc có thời hạn.
- C. Người Việt nam đã nhập quốc tịch nước ngoài.
- D. Người Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên .
Câu 37: Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ gồm ?
- A. Tín hiệu đèn, biển báo
- B. Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn
- C. Tường bảo vệ, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- D. Tín hiệu đèn, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, tường bảo vệ, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Câu 38: Để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ cần:
- a. Sửa chữa, làm đường
- b. Hạn chế lưu thông
- c. Tăng cường xử phạt
- d. Tuyệt đối chấp hành luật giao thông
Câu 39: Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ màu đen là biển báo:
- A. Hiệu lệnh
- B. Cấm
- C. Chỉ dẫn
- D. Nguy hiểm
Câu 40: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng là biển báo:
- A. Hiệu lệnh
- B. Cấm
- C. Chỉ dẫn
- D. Nguy hiểm
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 6 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Trắc nghiệm GDCD 6 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm GDCD 6 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 6 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 6 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 5: Tôn trọng kỉ luật
- Trắc nghiệm công dân 6 bài 3: Tiết kiệm