Trắc nghiệm hóa 12 chương 2: Cacbohidrat (P7)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chương 2: Cacbohidrat (P7) . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cacbohidrat là:
- A. Hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H$_{2}O)m.
- B. Hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H$_{2}O)m
- C. Hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl
- D. Hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật
Câu 2: Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có:
- A. nhóm chức axit.
- B. nhóm chức xeton
- C. nhóm chức ancol.
- D. nhóm chức anđehit
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
- Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
- Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.
- Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
- Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
- Trong mật ong chứa nhiều fructozo.
- Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
Số phát biểu sai là
- A. 3.
- B. 1.
- C. 2.
- D. 4.
Câu 4: Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?
- A. Glucozơ và mantozơ
- B. Glucozơ và glixerol
- C. Saccarozơ và glixerol
- D. Glucozơ và fructozơ
Câu 5: Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
- A. 0,20M.
- B. 0,01M.
- C. 0,02M.
- D. 0,1M.
Câu 6: Nhóm chất đều tham gia phản ứng thuỷ phân là
- A. saccarozơ, fructozơ, glucozơ.
- B. saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ.
- C. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
- D. saccarozơ, glucozơ, tinh bột.
Câu 7: Để sản xuất ancol etylic, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa và vỏ bào từ gỗ chứa 50% xenlulozơ. Nếu muốn điều chế 1 tấn ancol etylic, hiệu suất quá trình là 70% thì khối lượng nguyên liệu cần dùng là:
- A. 2000 kg
- B. 4200 kg
- C. 5031 kg
- D. 5301 kg
Câu 8: Glucozơ và saccarozơ có đặc điểm chung nào sau đây?
- A. Phản ứng thủy phân
- B. Đều là monosaccarit.
- C. Dung dịch đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.
- D. Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 9: Hỗn hợp m gam gồm glucozo và Fructozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 0,8 gam Br2 trong dung dịch nước. Hãy tính số mol của fructozo trong hỗn hợp ban đầu.
- A. 0,005 mol
- B. 0,015mol
- C. 0,01mol
- D. 0,012mol
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
Glucozo còn có tên là đường nho
Glucozo có 0,1% trong máu người
Glucozo là chất rắn, không màu, tan trong nước, có vị ngọt
Glucozo có mặt hầu hết các bộ phận của cây và trong quả chín
Số phát biểu đúng là:
- A. 1
- B. 2
- C. 4
- D. 3
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
- A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
- B. Khi glucozơ tác dụng với CH3COOH (dư) cho este 5 chức.
- C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
- D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)n.
- B. Cacbohiđrat được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit.
- C. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được.
- D. Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit.
Câu 13: Chia m gam glucozơ làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 đem thực hiện phản ứng tráng gương thu được 27g Ag
- Phần 2 cho lên men rượu thu được V ml rượu (D = 0,8 g/ml).
Giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100% thì V có giá trị là:
- A. 12,375ml
- B. 13,375ml
- C. 14,375 ml
- D. 24,735ml
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Mantozơ là đồng phân của saccarozơ.
- B. Hợp chất saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử này được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ.
- C. Phân tử saccarozơ có nhiều nhóm hyđroxyl nhưng không có nhóm chức anđehit.
- D. Xenlulozơ là hợp chất cao phân tử thiên nhiên, mạch không phân nhánh và do các mắt xích glucozơ tạo nên.
Câu 15: Cho vào bát sứ 1 ml dầu ăn và 2 ml dung dịch NaOH 40%, đun hỗn họp sôi nhẹ và khuấy đều, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước để thể tích dung dịch không đổi. Sau 10 phút, rót thêm 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Hiện tượng quan sát được là
- A. có chất rắn màu trắng nổi lên.
- B. có chất rắn màu trắng lắng xuống,
- C. tạo dung dịch trong suốt.
- D. dung dịch phân thành 2 lớp.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm metanal, axit etanoic, glucozơ và fructozơ cần 3,36 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được kết tủa và dung dịch X. Khối lượng dung dịch X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào ?
- A. Giảm 5,7 gam
- B. Tăng 5,7 gam
- C. Tăng 9,3 gam
- D. Giảm 15,0 gam
Câu 17: Hòa tan m gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ vào nước thu được dung dịch A. Chia A thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam kết tủa. Phần thứ hai đun hồi lâu trong môi trường axit (HCl loãng) thu được dung dịch B Dung dịch B phản ứng vừa hết với 40 gam Br2 trong dung dịch. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khối lượng m bằng :
- A. 68,4 gam
- B. 273,6 gam
- C. 205,2 gam
- D. 136,8 gam
Câu 18: Từ glucozo, có thể điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây :
Glucozơ → ancoi etylic → buta-1,3-dien → cao Su Buna.
Biết hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao Su thì khối lượng glucozơ cần dùng là
- A. 144 kg.
- B. 108 kg.
- C. 81 kg.
- D. 96 kg.
Câu 19: Cho sơ đồ: Tinh bột → A1 → A2 → A3 → A4 → CH3COOC2H5. A1, A2, A3, A4 có CTCT thu gọn lần luợt là:
- A. C6H12O6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
- B. C12H22O11, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
- C. glicozen, C6H12O6, CH3CHO, CH3COOH.
- D. C12H22O11, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
Câu 20: Thủy phân m gam hỗn hợp mantozơ và saccarozơ có số mol bằng nhau, trong môi trường axit (hiệu suất các phản ứng đều là 50%). Sau phản ứng thu được dung dịch X. Kiềm hóa dung dịch X rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được a gam Ag. Mối quan hệ giữa a và m là
- A. 3m = 3,8a
- B. 3m = a
- C. 3m = 9,5a
- D. 3m = 4,75a
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 16: Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime
- Trắc nghiệm hoá 12 chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng (P4)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
- Trắc nghiệm hóa 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 5)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 10: Amino axit (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 9: Amin (P1)
- Trắc nghiệm hóa 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 1)
- Trắc nghiệm hoá 12 chương 3: Amin - Amino axit- Protein (P2)
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường
- Trắc nghiệm hoá 12 chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng (P1)
- Trắc nghiệm hóa học 12 bài 33: Hợp kim của sắt (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 6:Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (P1)