Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hoàn cảnh sáng tácbài Bài thơ về tiểu đội xe không kính là
- A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
- B. Trong kháng chiến chống Pháp
- C. Sau đại thắng mùa xuân 1975
- D. Trong kháng chiến chống Mĩ
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu của Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
- A. Giọng điệu ngang tàng, sôi nổi, trẻ trung.
- B. Giọng điệu hóm hỉnh, hài hước.
- C. Giọng tự trào mà sâu sắc them thía.
- D. Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng.
Câu 3: Tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì?
- A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung
- B. Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến
- C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước
- D. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe
Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu sau:
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
- Bụi phun tóc trắng như người già
- Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
- A. So sánh
- B. Liệt kê
- C. Nhân hóa
- D. Nói quá
Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong bài thơ này?
- A. Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm
- B. Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội
- C. Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
- D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Giọng điệu bài thơ được thể hiện thế nào?
- A. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả
- B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả
- C. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả
- D. Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả
Câu 7: Hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trương Sơn thời chống Mỹ được tác giả khắc hoạ qua những phương diện nào ?
- A. Hoàn cảnh xuất thân; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
- B. Đời sống tâm hồn; hoàn cảnh sống và chiến đấu;phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
- C. Nỗi lòng riêng tư; hoàn cảnh sống và chiến đấu;phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
- D. Hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
Câu 8: Qua những dòng thơ ta thấy tác giả là người như thế nào?
- A. Có sự am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh
- B. Có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường lửa đạn
- C. Có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi và tinh nghịch
- D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Bài thơ có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
- A. Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả
- B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả
- C. Miêu tả, tự sự, thuyết minh
- D. Biểu cảm, miêu tả, thuyết minh
Câu 10: Dòng nào nói đúng nhất đặc điểm của những người lính lái xe của Phạm Tiến Duật ?
- A. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.
- B. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội.
- C. Sống giản dị, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.
- D. Lái xe giỏi, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.
=> Kiến thức Soạn văn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Lặng lẽ Sa Pa
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Con cò
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Nghị luận trong văn bản tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Nghĩa tường minh và hàm ý
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Tổng kết về ngữ pháp
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Mã Giám Sinh mua Kiều
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Các thành phần biệt lập
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Đồng chí
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Bàn về đọc sách
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 bài: Tôi và chúng ta