Trắc nghiệm vật lí 12 chương 6: Lượng tử ánh sáng (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương 6: Lượng tử ánh sáng (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Công thoát êlectron của kim loại phụ thuộc vào:
- A. bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại
- B. bản chất của kim loại
- C. cường độ của chùm sáng kích thích
- D. bước sóng của ánh sáng kích thích
Câu 2: Tìm phát biểu sai về tia laze:
- A. tia laze có tính định hướng cao
- B. tia laze bị tán sắc khi qua lăng kính
- C. tia laze là chùm sáng kết hợp
- D. tia laze có cường độ lớn
Câu 3: Chiếu ánh sáng có bước sóng λ = 0,542 μm vào catôt của một tế bào quang điện (một dụng cụ chân không có hai điện cực là catôt nối với cực âm và anôt nối với cực dương của nguồn điện) thì có hiện tượng quang điện. Công suất của chùm sáng chiếu tới là 0,625 W, biết rằng cứ 100 photon tới catôt thì có 1 êlectron bứt ra khỏi catôt. Khi đó cường độ dòng quang điện bão hòa có giá trị là:
- A. 2,72 mA
- B. 2,04 mA
- C. 4,26 mA
- D. 2,57 mA
Câu 4: Với ε1, ε2, ε3 lầnlượt là năng lượng của phôton ứng với các bức xạ màu lục, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì
A. ε2 > ε1 > ε3.
- B. ε2 > ε3 > ε1
- C. ε1 > ε2 > ε3.
- D. ε3 > ε1 > ε2
Câu 5: Giới hạn quang điện của canxi là λ0 = 0,45µm . Tìm công thoát electron ra khỏi bề mặt canxi:
- A. 3,12.10 J.
- B. 4,5.10 J.
- C. 4,42.10 J.
- D. 5,51.10 J
Câu 6: Người ta dùng một laze CO2 có công suất 8 W để làm dao mổ. Tia laze chiếu vào chỗ nào sẽ làm cho nước của phần mô ở chỗ dod bốc hơi và mô bị cắt. Biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng và nhiệt hóa hơi của nước là: c= 4,18 kJ/kg.K, ρ=10 kg/m3, L = 2260 kJ/kg, nhiệt độ ban đầu của nước là 37$^{o}$C. Thể tích nước mà tia laze làm bốc hơi trong 1s là:
- A. 2,3 mm
- B. 3,9 mm
- C. 3,1 mm
- D. 1,6 mm
Câu 7: Phôtôn của một bức xạ có năng lượng 6,625.10 J. Bức xạ này thuộc miền:
- A. sóng vô tuyến.
- B. hồng ngoại.
- C. tử ngoại.
- D. ánh sáng nhìn thấy.
Câu 8: Chọn phát biểu đúng.
- A. Chất quang dẫn là những kim loại dẫn điện tốt khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
- B. Trong hiện tường quang điện trong, chỉ có các êlectron dân tham gia vào quá trình dẫn điện.
- C. Điện trở suất của chất quang dẫn tăng khi được chiếu sáng thích hợp.
- D. Pin quang điện biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
Câu 9: Dùng laze CO có công suất P = 10 W để làm dao mổ. Khi tia laze được chiếu vào vị trí cần mổ sẽ làm cho nước ở phần mô chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Biết chùm laze có bán kính r = 0,1 mm và di chuyển với vận tốc v = 0,5cm/s trên bề mặt của mô mềm. Biết thể tích nước bốc hơi trong 1 s là 3,5 mm$^{3}$. Chiều sâu cực đại của vết cắt là:
- A. 1 mm.
- B. 2 mm.
- C. 3,5 mm.
- D. 4 mm.
Câu 10: Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,3 µm vào một chất thì chất đó phát quang ánh sáng có bước sóng 0,5 µm. Cho rằng công suất của ánh sáng phát quang chỉ bằng 0,01 công suất của chùm sáng kích thích. Để có một phôtôn ánh sáng phát quang phát ra thì số phôtôn ánh sáng kích thích chiếu vào là:
- A. 600.
- B. 60.
- C. 25.
- D. 133.
Câu 11: Dụng cụ nào dưới đây hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong?
- A. Pin nhiệt điện.
- B. Đèn LED.
- C. Quang trở.
- D. Tế bào quang điện.
Câu 12: Công thoát electron của một kim loại là 7,64.10J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng λ1 = 0,18 μm, λ2 = 0,21 μm và λ3 = 0,35 μm. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó?
- A. Hai bức xạ (λ1 và λ2).
- B. Không có bức xạ nào.
- C. Cả ba bức xạ (λ1, λ2 và λ3).
- D. Chỉ có bức xạ λ1.
Câu 13: Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát electron A = 2,2eV. Chiếu vào catôt một bức xạ có bước sóng λ. Muốn triệt tiêu dòng quang điện, người ta phải đặt vào anôt và catôt một hiệu điện thế hãm Uh = 0,4V.
Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện là:
- A. v0 max ≈ 7,75.10m/s.
- B. v0 max ≈ 3,75.10m/s.
- C. v0 max ≈ 3,75.10m/s.
- D. Một giá trị khác.
Câu 14: Có các kim loại và giới hạn quang điện sau đây:
Kim loại | Kẽm | Canxi | Xesi |
λ0 (μm) | 0,35 | 0,45 | 0,66 |
Nếu dùng ánh sáng kích thích mà mỗi phôtôn của nó có năng lượng ε = 2eV thì có thể gây ra hiện tượng quang điện với kim loại nào kể trên?
- A. Kẽm, canxi.
- B. Canxi, xesi.
- C. Xesi.
- D. Kẽm.
Câu 15: Một chất bán dẫn có giới hạn quang dẫn là 5 µm. Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.10 m/s và hằng số Plank là 6,625.10$^{-34}$ Js. Tính năng lượng kích hoạt của chất đó.
- A. 4.10 J.
- B. 3,97 eV.
- C. 0,35 eV.
- D. 0,25 eV.
Câu 16: Một bộ pin quang điện gồm nhiều pin mắc nối tiếp. Diện tích tổng cộng của các pin là 0,4 m2. Dòng ánh sáng chiếu vào bộ pin có cường độ 1000 W/m. Khi cường độ dòng điện mà bộ pin cung cấp cho mạch ngoài là 2,5A thì điện áp đo được hai cực của bộ pin là 20 V. Hiệu suất của bộ pin là:
- A. 43,6%.
- B. 14,25%.
- C. 12,5%.
- D. 28,5%.
Câu 17: Hai tấm kim loại phẳng A và B đặt song song đối diện nhau và được nối kín bằng một ămpe kế. Chiếu chùm bức xạ công suất là 3 mW mà mỗi phôtôn có năng lượng 9,9.10
(J) vào tấm kim loại A, làm bứt các quang electron. Cứ 10000 phôtôn chiếu vào A thì có 94 electron bị bứt ra và chỉ một số đến được bản B. Nếu số chỉ của ampe kế là 3,375 μA thì có bao nhiêu phần trăm electron không đến được bản B?
- A. 74%.
- B. 30%.
- C. 26%.
- D. 19%.
Câu 18: Chiếu ánh sáng có bước sóng λ = 0,42μm vào catôt của một tế bào quang điện có công thoát êlectron là 2eV. Phải dùng hiệu điện thế hãm Uh bằng bao nhiêu để vừa đủ triệt tiêu dòng quang điện?
Biết h = 6,625.10J.s; c = 3.10$^{8}$m/s.
- A. 1,2eV.
- B. 1,5eV.
- C. 0,96eV.
- D. 3eV.
Câu 19: Những nguồn nào sau đây phát ra tia Rơn-ghen?
(I) Chiếc bàn là nung nóng.
(II) Ngọn nến.
(III) Con đom đóm.
(IV) Màn ảnh của mày thu hình.
- A. Chỉ (I).
- B. Chỉ (IV).
- C. (I) và (II).
- D. (II) và (III).
Câu 20: Quang phổ vạch phát xạ của một chất thì đặc trưng cho
- A. Chính chất ấy.
- B. Thành phần hóa học của chất ấy.
- C. Thành phần nguyên tố của chất ấy.
- D. Cấu tạo phân tử của chất ấy.
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 2: Con lắc lò xo (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 12 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 5: Sóng ánh sáng (P2)
- Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 12)
- Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 3)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 5: Sóng ánh sáng (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 25: Giao thoa ánh sáng (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm
- Trắc nghiệm Vật lí 12 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 15: Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất (P2)
- Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 1)