Trong 6 câu cuối của đoạn trích, tác giả đã đưa ra những “chứng cớ còn ghi” trong sử sách. Em có nhận xét gì về những “chứng cớ” này?

  • 1 Đánh giá

d) Trong 6 câu cuối của đoạn trích, tác giả đã đưa ra những “chứng cớ còn ghi” trong sử sách. Em có nhận xét gì về những “chứng cớ” này?

Bài làm:

Những “chứng cớ còn ghi” được liệt kê trong 6 câu cuối của đoạn trích có giá trị như một bản cáo trạng đanh thép về những thất bại nhục nhã của kẻ thù khi đem quân sang xâm lược nước ta. Hàng loạt tên của giặc được liệt kê: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã liền theo đó là những địa danh lẫy lừng gắn với thất bại thê thảm của giặc và cũng là chiến thắng vang dội của ta: cửa Hàm Tử, sông Bạch Đằng. Nhịp câu thay đổi đột ngột, trở nên ngắn và đanh hơn; các câu lại đối nhau rất chặt “Lưu Cung” - "Triệu Tiết", "tham công” - "thích lớn", "nên thất bại" - "phải tiêu vong", "Cửa Hàm Tử" - "Sông Bạch Đằng", "bắt sống Toa Đô” - "giết tươi Ô Mã",... Những “chứng cớ” lịch sự này được tác giả đưa ra nhằm nhấn mạnh ý: những thế lực phi nghĩa ắt phải tiêu vong, đổng thời khẳng định chiến thắng luôn đứng về phía những người đấu tranh cho chính nghĩa.

  • 194 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021