Trong hai câu thơ đầu, tâm trạng của thi nhân trước cảnh đẹp đêm trăng được bộc lộ ra sao?
b) Trong hai câu thơ đầu, tâm trạng của thi nhân trước cảnh đẹp đêm trăng được bộc lộ ra sao?
Bài làm:
Đối lập với hoàn cảng ngục tù thiếu thốn, “không rượu cũng không hoa” là một “cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Câu hỏi tu từ “nại nhược hà?” (biết làm thế nào?) bộc lộ tâm trạng bối rối, băn khoăn, xốn xang của Bác – một người thi nhân, một người nghệ sĩ trước đêm trăng đẹp. Bác tiếc nuối vì không có rượu, có hoa để việc ngắm trăng, làm thơ thêm thú vị và trọn vẹn. Sự tiếc nuối, băn khoăn ấy là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết và một bản lĩnh, tinh thần thép của người tù cộng sản. Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.
Xem thêm bài viết khác
- Tính chiến đấu mạnh mẽ và sâu sắc được thể hiện trong văn bản “Thuế máu” qua các yếu tố nào? Hãy chỉ ra ví dụ cụ thể.
- Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
- Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình tượng chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm cùng tên của O – Henri.
- Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu ước mơ? Ngữ văn lớp 8
- Cách viết văn bản thông báo
- Đọc phần hướng dẫn sau và thực hiện yêu cầu:
- Soạn Văn 8 VNEN bài 30: Văn bản tường trình Soạn Văn 8
- Em hiểu thế nào về hai chữ “tức cảnh” trong nhan đề bài thơ?
- Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm dưới đây:
- Tình cảm nào chi phối ngòi bút của Ai – ma – tốp trong đoạn trích Hai cây phong?
- Soạn văn 8 VNEN bài 21: Chiếu dời đô
- Vì sao văn bản cần có tính thống nhất?