Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ: Đồng chí (Chính Hữu) và Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

  • 1 Đánh giá

Câu 2: (5 điểm)

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

(Chính Hữu, Đồng chí, Ngữ văn 9 tập 1)

Không có kính phải vì xe không có kính

Bom giật bom rơi kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập 1)

Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ trên

Bài làm:

* Yêu cầu về hình thức:

  • Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:
    • Mở bài: nêu được vấn đề
    • Thân bài: triển khai được vấn đề
    • Kết bài: khái quát được vấn đề
  • Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

* Yêu cầu về nội dung:

Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

1. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, giới thiệu bài thơ Đồng chí. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

2. Thân bài:

2.1 Cảm nhận về khỗ thơ cuối trong bài thơ Đồng chí

  • Hình ảnh người lính, khẩu súng, vầng trăng gắn kết hòa quyện tạo nên chất lãng mạn trong cảnh rừng hoang sương muối những người lính đứng chờ giặc tới...

=> Đây là bức tranh thiên nhiên đẹp và tình người nồng ấm khiến cho người lính quên đi cái lạnh, nét say mê ngắm vẻ đẹp của rừng đêm dưới ánh trăng.

    • Hình ảnh “rừng hoang sương muối” diễn tả sự gian khổ của đời lính.
    • Hình ảnh “đầu súng trăng treo” diễn tả nhiệm vụ chiến đấu và tâm hồn lãng mạn của người lính. Nó gợi ra sự liên tưởng phong phú giữa thực tại và mơ mộng, chiến sĩ và thi sĩ, gần và xa.

=> Hình ảnh những anh bộ đội thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

2.2 Cảm nhận về khổ thơ 1 trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

a. Hai câu thơ đầu: hình ảnh những chiếc xe không kính

  • Những chiếc xe không kính là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi.
  • Tác giả giải thích nguyên nhân cũng rất thực: “Không có kính không phải là xe không có kính/ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”, câu thơ đậm chất văn xuôi lại có giọng thản nhiên, càng gây ra sự chú ý về vẻ khác lạ của những chiếc xe. Cách giải thích của tác giả cho thấy đây là những chiếc xe đã đi qua bom đạn thử thách, là xe của những con người quả cảm => Cái không bình thường của xe đã được bình thường hóa.

=> Gợi ra không khí ác liệt của chiến tranh.

b. Hình ánh những người chiến sĩ lái xe

  • Tư thế: ung dung, nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng
  • Sử dụng: điệp ngữ, hệt kê, đảo ngữ

=> Thể hiện tinh thần hiên ngang, bình tĩnh, tự tin, và chủ động của những người chiến sĩ.

2.3 Hình ảnh người chiến sĩ trong hai khổ thơ

  • Dù điều kiện chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn, thì tinh thần chiến đấu của những người lính lại bùng lên mạnh mẽ, sục sôi khí thế. Họ không nề nguy hiểm, khó khăn vẫn vững lòng cầm chắc tay súng để bảo vệ quê hương, đất nước.
  • Họ chấp nhận khó khăn, thử thách, vẫn vui vẻ và lạc quan yêu đời.

3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề

  • 175 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ôn Ngữ văn 9 lên 10