Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên
Thanh niên là đối tượng chủ lực để xây dựng đất nước. Vì vậy, họ cần phải là những người có nếp sống lành mạnh, có lí tưởng sống để sẵn sàng “chiến đấu” trên mọi mặt trận. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng đến với bài học “ lí tưởng sống của thanh niên”.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Đặt vấn đề
Gợi ý trả lời câu hỏi
a) Hãy nêu một vài tấm gương thanh niên Việt Nam có lí tưởng sống trong cuộc CM giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay?
- Một số tấm gương thanh niên Việt Nam có lí tưởng trong cuộc CM giải phóng dân tộc như: Lý Tự trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Giót….
- Một số tấm gương thời công nghiệp hóa hiện đại hóa như: Nguyễn Minh Trí, Đinh Thị Phương Thảo, Tạ Đình Duy, Hoàng Anh Tuấn…
b) Hãy nêu những biểu hiện của người thanh niên có lí tưởng sống?
- Suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng chung của dân tộc, của nhân loại.
- Vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội, luôn vươn tới sự hoàn thiện của bản thân về mọi mặt.
- Cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
c) Theo em, lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì?
- Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
II. Nội dung bài học
* Khái niệm:
- Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.
* Biểu hiện:
- Suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng chung của dân tộc, của nhân loại.
- Vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội, luôn vươn tới sự hoàn thiện của bản thân về mọi mặt.
- Cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
* Ý nghĩa:
- Người có lí tưởng sống luôn được mọi người tôn trọng
- Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay:
- Xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
- Thanh niên phải ra sức học tập và rèn luyện để có đủ tri thức, hẩm chất năng lực xây dựng lí tưởng sống.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Những việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên ? Vì sao ?
a) Vượt khó trong học tập để tiến bộ không ngừng ;
b) Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường ;
c) Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn ;
d) Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội ;
đ) Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống ;
e) Thắng không kiêu, bại không nản ;
g) Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân ;
h) Dề làm, khó bỏ ;
i) Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp ;
k) Học tập, làm việc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân c công bằng, văn minh.
Câu 2: Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9 với chủ đề “Lí tưởng của thanh niên học sinh trong thời đại ngày nay” do Chi đoàn tổ chức đã nảy sinh quan điểm :
- Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành tra để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh ni phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về nhũ năm tháng đã sống hoài, sống phí”.
(Lời Pa-ven trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy
- Học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời.
a) Em tán thành quan điểm nào trong hai quan điểm trên ? Vì sao ?
b) Mơ ước của em về tương lai là gì ? Em đã và sẽ làm gì để đạt tới ước đó ?
Câu 3: Em dự định sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở ?
Xem thêm bài viết khác
- Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng ? Vì sao ?
- Em tán thành quan điểm nào trong hai quan điểm trên ? Vì sao ? Mơ ước của em về tương lai là gì ? Em đã và sẽ làm gì để đạt tới ước đó ?
- Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động sáng tạo hoặc không năng động sáng tạo ? Vì sao ?
- Hà 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, Hà có thể tìm việc bằng cách nào trong các cách sau đây ?
- Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em và giới thiệu cho bạn bè cùng biết?
- Giải câu 7 trang 43 bài 12 GDCD 9 Bài 7 trang 43 sgk GDCD 9
- Em hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ gìn truyền thống tốt đep của dân tộc, của địa phương?
- Giải GDCD 9 bài 4 GDCD 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình
- Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội ?
- Truyền thống là gì Ôn tập GDCD 9
- Do muốn có tiền tiêu xài, Nam học sinh lớp 9 (14 tuổi), đã nhận lời chuyển một gói hàng lớn để lấy tiền. Bài 3 trang 55 sgk Giáo dục công dân 9