Bài văn: Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân viết ..- bài mẫu 1
Đề bài: Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân viết: …Ông là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ. Phân tích nhân vật Quản ngục để làm sáng tỏ nhận xét trên. - Bài mẫu 1
Bài làm:
Chữ người tử tù là một trong những tác phẩm nằm trong tập Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân. Bằng sự tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã góp phần tạo nên một tình huống truyện đặc sắc, bên cạnh việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn còn khắc họa chân thực nhân vật viên cai ngục. Từ đó nổi bật nên tuyên ngôn về cái đẹp, tấm lòng trân trọng người tài. Nói đến viên quản ngục người ta nghĩ đến ông như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ”.
Nguyễn Tuân được biết đến là một trong những cây viết xuất sắc của nền văn học nước nhà. Cái giỏi của ông là luôn “khơi những nguồn chưa ai khơi và làm những điều mà chưa ai làm được”. Nói ông “ngông” cũng được nhưng cái ngông ấy luôn mang đến cho con người một sự tìm tòi đáng trân trọng và những giá trị đáng quý.
Trong “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã xây dựng nên một tình huống truyện đầy kịch tính. Đó là cuộc gặp gỡ giữa hai con người Huấn Cao và viên quản ngục. Hai con người đại diện cho hai thế lực khác nhau, hai địa vị khác nhau, hai số phận khác nhau nhưng đều tựu chung lại đó là sự gặp gỡ của cái đẹp, của sự trân trọng cái đẹp và giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc. Huấn Cao là một anh hùng đến thời sa cơ bị lao ngục và cái chết đang đến gần, còn viên quản ngục đại diện cho thế lực phong kiến kìm hãm và áp bức người tài, tưởng chừng giữa hai con người ấy không hề tồn tại bất kì tiếng nói chung nào thế nhưng về bản chất cốt lõi họ đều là những con người yêu cái đẹp. Một người sở hữu cái đẹp và một người yêu thích cái đẹp. Vì thế xét trên bình diện nghệ thuật họ là những tri kỉ của nhau.
Ngay từ đầu câu chuyện chúng ta đã bắt gặp hình tượng một viên quản ngục già nhân hậu, không có vẻ gì hung ác, nham hiểm. Ngay khi biết trại giam của mình sẽ tiếp nhận một người có tài bẻ khóa trốn ngục giỏi như Huấn Cao, viên cai ngục hoàn toàn không thấy lo lắng mà chỉ có sự thương cảm. Ông đặc biệt dặn dò cấp dưới đối đãi với Huấn Cao lịch sự, thiết đãi ông cùng những anh em của mình rượu thịt. Và ông cũng nung nấu ước nguyện một lần được diện kiến người tài để xin chữ. Bởi sâu trong tâm trí của ông vẫn luôn cảm mến người anh hùng ấy, muốn được xin chữ của Huấn Cao mà treo trong nhà thì còn gì bằng. Dẫu việc đó có thể khiến ông và gia đình lâm vào cảnh tù ngục thậm chí diệt vong.
Mặc dù đã có lần bị Huấn Cao khước từ thậm chí mắng mỏ thế nhưng con người ấy chưa bao giờ dùng quyền hành của mình để đáp lại mà vẫn từ tốn lui ra. Ông chỉ buồn cho một kiếp người tài hoa nhưng không gặp thời, đồng thời cũng hiểu những kẻ khuấy nước chọc trời vẫn quen ngồi trên đầu người ta.
Cảnh cho chữ của Huấn Cao được Nguyễn Tuân miêu tả khiến nhiều người thấy xót xa. Viên quản ngục đứng khúm núm một chỗ, rưng rưng nhìn từng nét chữ mà con người tài hoa ấy viết lên một cách trân trọng. Giữa ngọn đèn nơi lao ngục tối tăm chỉ có đánh đập và đàn áp đó không đủ lấn át đi lương tri bất diệt của một kẻ trọng hiền tài.
Thế mới biết địa vị, đẳng cấp hay quyền lực của một con người không đại diện cho nhân cách của họ. Viên quản ngục chính là một âm thanh trong trẻo xen giữa một bản nhạc xô bồ. Ông đại diện cho thế lực phong kiến nhưng không tàn ác, không suy đồi nhân cách. Ở ông hiện lên sự trân trọng cái đẹp và yêu chuộng người tài. Rất có thể nếu một ngày Huấn Cao không phải ở trong ngục giam, ông quản ngục cũng không còn là người đại diện cho phong kiến họ sẽ là những người bạn tri kỉ trong phương diện nghệ thuật. Vì giữa họ có một sợi dây vô hình chung đó là thấu cảm nghệ thuật, sự trân trọng những giá trị cốt lõi truyền thống đáng quý. Sau khi cho chữ xong cuộc nói chuyện giữa hai người càng khiến chúng ta thêm trân trọng phẩm chất con người ấy. Huấn Cao khuyên ông nên về quê vì nơi đây không hợp với nhân cách của ông. Viên quản ngục rưng rưng cảm động, và hứa sau hôm nay ông sẽ về quê để giữ gìn thiên lương tốt đẹp của mình. Thế mới thấy được dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, xã hội nào thì nhân cách của con người là thứ không bao giờ nhuốm bùn vấy bẩn. Mà nó chỉ càng được tôi luyện sáng ngời hơn lên mà thôi.
Không phải nói quá nhiều, khắc họa quá nhiều về tính cách hay con người cái tài của Nguyễn Tuân chính là sự chấm phá nhưng nói nên cái toàn cảnh. Ông đã cho người đọc đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Từ tình huống truyện đầy tính éo le đến cảnh cho chữ đầy nhân văn giữa hai con người hai thế lực xã hội khác nhau, tựu chung lại đó chính là sự trong sáng thiện lương vốn là bản ngã đáng quý của con người.
Xem thêm bài viết khác
- Đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình
- Đề 4: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông
- Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Đề 3: Vẻ đẹp hình tạng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
- Đề 4: Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
- Bài văn: Nêu ý kiến của anh/chị về chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ bài mẫu 1
- Văn mẫu: Tổng hợp bài viết số 3 ngữ văn 11 (4 đề)
- Tổng hợp những bài viết số 2 ngữ văn 11 hay nhất với đầy đủ các đề (3 đề)
- Đề 1: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.
- Văn mẫu 11 bài viết số 2 đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát...
- Văn mẫu 11 bài viết số 2 đề 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích "Vào phủ chúa Trinh"
- Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia Cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia