Bình luận về câu nói: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” trong truyên Lục Vân Tiên. Em có suy nghĩ gì về quan niệm sống tốt đẹp đó trong xã hội ngày nay?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Bình luận về câu nói: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” trong truyên Lục Vân Tiên. Em có suy nghĩ gì về quan niệm sống tốt đẹp đó trong xã hội ngày nay?
Bài làm:
Trong đoạn trích Luc Vân Tiên cứu Kiều Ngyệt Nga, sau khi bọn lâu la "bốn phía vỡ tan", tướng cướp Phong Lai bị Vân Tiên tiêu diệt, Kiều Nguyệt Nga được cứu thoát. Nàng vô cùng cảm động, muốn được đền đáp công ơn người anh hùng. Thế nhưng, Lục Vân Tiên đã cười và khước từ tấm lòng của nàng:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Câu nói đó đã toát lên tính cách cao đẹp của người quân tử, chàng hành động vì nghĩa, lấy việc giúp người là niềm hạnh phúc của bản thân chứ đâu mong việc được báo đáp công lao. Qua đấy thấy được Vân Tiên là con người dũng cảm, có tấm lòng trượng nghĩa, có nghĩa khí anh hùng. Từ câu nói của chàng đã khái quát lên một quan điểm sống tốt đẹp trong xã hội “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Bông hoa thơm sẻ chia hương sắc, con ong chăm chỉ hiến dâng những giọt mật cho đời, con người cho nhau tình yêu thương và sự quan tâm, đùm bọc. Sống là san đi những niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống, là đem tình yêu thương, quan tâm đến những người thân, bạn bè hay làng xóm, là cống hiến cho xã hội những tài năm và tâm huyết của chính mình. Cho đi mà không mong chờ sự đền đáp công lao, bởi khi bạn cho đi là bạn mở lòng mình để đón nhận tình yêu thương của tất cả mọi người. Bác Hồ - người cha già vĩ đạo của dân tộc, là một tấm gương điển hình. Bác đã hi sinh cả cuộc đời vì lí tưởng cao đẹp: Hòa bình, độc lập cho đất nước Việt Nam. Dù Bác đã đi xa nhưng hàng triệu trái tim yêu thương vẫn hướng về Bác, bởi sự cho đi của người được được đổi lấy sự binh yên cho dân tộc hôm nay.
Quan điểm sống tốt đẹp được thể hiện qua câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện một quan điểm sống vô cùng nhân văn và cao đẹp, đó cũng chính là tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm bài viết khác
- Trong các từ sau đây, từ nào được mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình,
- Qua phần "Cơ hội", em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?
- Vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều có hợp lí không?
- Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn
- Soạn văn bài: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
- Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả rất sinh động, cụ thể. Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để thấy rõ điều ấy
- Nội dung chính bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Soạn văn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về phần kết thúc của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương Suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương
- Soạn văn bài: Ôn tập phần tập làm văn