Nội dung chính bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"?
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Phạm Tiến Duật(1941- 2007). Nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông tập trung viết về thế hệ trẻ thời kì này.
- Bài thơ: sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
2. Phân tích bài thơ
a. Nội dung và ý nghĩa nhan đề
- Nội dung: khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính từ đó àm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
- Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề bài thơ khá dài, nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề văn bản đã làm nổi bật rõ hình ảnh toàn bài: Những chiếc xe không kính, phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Tác giả thêm vào hai chữ: "Bài thơ" thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ: ông không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khám phá chất thơ từ hiện thực ấy - chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.
b. Hình ảnh những chiếc xe không kính:
- Bị máy bay bắn phá của bom lửa nên xe không có kính
- "bom giật bom rung" thể hiện cái khốc liệt của chiến tranh
c. Hình ảnh của những chiến sĩ lái xe:
Tư thế hiên ngang, ngang tàng dù thiếu đi những phương tiện chiến đấu tối thiểu:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Thái độ, tinh thần lạc quan, bông đùa với những khó khăn:
- Bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khô nhanh thôi, xe không kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường “chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”.
- Với cấu trúc lặp, giọng thơ nghênh ngang: " phì phèo, nhìn nhau.., cười ha ha" đã thể hiện tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp coi thường khó khăn, gian khổ hiểm nguy, lạc quan yêu đời, tâm hồn sôi nổi, trẻ trung
- Điệp từ “ừ thì”: như một cái tặc lưỡi, chép miệng đồng thuận, coi mọi khó khăn là chuyện nhỏ
Tinh thần đồng đội, sẵn sàng chiến đấu xông pha trận mặc nguyện hi sinh vì tổ quốc:
- " Đã về đây họp thành tiểu đội”," Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết chân thực nhưng rất hóm hỉnh, qua cái bắt tay, người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, trao cho nhau tình đồng chí, đồng đội thắm thiết
- “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời”: chính là hoàn cảnh sống của họ. Giữa chiến tranh khốc liệt buộc họ phải dựng bếp ăn giữa “trời”, ung dung và coi đó như một lẽ tự nhiên
- “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Chính tình đồng chí đồng đội đã hóa gia đình, cách người lính lái xe định nghĩa về gia đình thật giản dị và độc đáo
Tình yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam:
- Xe không có đèn, không có kính, không mui, thùng xe có xước...-> khẳng định những gian khổ hiểm nguy ngày càng tăng, càng chồng chất, ác liệt...
- Vượt qua những gian khổ ấy, xe vẫn chạy lao nhanh về phía trước tiến lên tiếp viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Thiếu mọi điều kiện vật chất tối thiểu nhưng xe vẫn tới đích an toàn vì trong xe có một trái tim, một bầu nhiệt huyết, một niềm tin tất thắng vào sự thắng lợi cuối cùng quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược...
Động lực lớn nhất của họ nơi chiến trường khốc liệt chính là muốn đem sức mình cùng nhau giành lấy độc lập thống nhất, bảo vệ quê hương gia đình.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
- Chỉ với hai câu thơ như hai nét chấm phá đã khiến cho người đọc hình dung được bức tranh ác liệt, tàn khốc của chiến tranh. Những chiếc xe vốn có kính, đã có kính nhưng vì “bom giật bom rung” cho nên “kính vỡ đi rồi”. Chiến tranh với những mưa bom bão đạn đã tàn phá những chiếc xe, làm cho chúng biến dạng, méo mó khiến cho chúng trở nên khác thường.
- Hai câu thơ đầu vừa giải thích nguyên nhân những chiếc xe vì sao không có kính đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của chiếc tranh.
2. Hình ảnh của những chiến sĩ lái xe:
Tuy sống trong khung cảnh chiến tranh ác liệt, nhưng những người lĩnh vẫn rất ung dung tự tại:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời nhìn thẳng
- Hai từ “ung dung” đảo lên đầu câu cho thấy tư thế hiên ngang, có thể làm chủ được tay lái, làm chủ được con đường phía trước của người lính lái xe.Nhịp thơ ngắn, nhanh, điệp từ nhìn lặp lại tạo nên tiết tấu hết sức sinh động cho câu thơ
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
- Dưới sự khắc nghiệt của chiến tranh, thời tiết :" bụi phun"," mưa tuôn","mưa xối" nhưng với những người lính dường như đó chỉ là chuyện thường tình. Giọng nói ngang tàng, bất chấp hiểm nguy thể hiện rõ trong cấu trúc “không có... ừ thì” cứng cỏi, biến khó khăn thành điều thú vị. Họ tự tin, hiên ngang đối diện với gian khói lửa chiến tranh.
Ở họ còn có tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ:
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Và:
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Điệp từ "chưa cần", hình ảnh phì phèo châm điếu thuốc, giọng cười ha ha sảng khoái… làm nổi bật chất bình dị mà ành hùng của những chiến sĩ lái xe trong chiến tranh. Gian khổ tột cùng nhưng hào hùng cũng tột bậc. Đó là chất lạc quan thanh thản của một dân tộc, chất dũng cảm thuộc về bản chất con người Việt Nam.
Tinh thần đồng đội sát cánh bên nhau, vượt lên mọi hoàn cảnh:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
- Giọng thơ âm vang rộn rã, tràn đầy sức sống sôi nổi của những người lính trẻ ấy. Sự tụ họp lại của những chiếc xe đồng cảnh ngộ đã gắn kết những người lính lại với nhau và qua của kính vỡ họ làm quen với nhau. Cái bắt tay giưa biển trời bom đạn ấy như là cái khích lệ, là sự động viên nhau cũng nhau cố gắng hết mình chiến đấu
- " Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời": cho dù hoàn cảnh có khó khăn như thế nào nữa, họ vẫn ung dung vượt qua tất cả. " Gia đình" - hai tiếng thân thương gợi hình ảnh những con người cùng huyết thống. Họ, những người lính Trường Sơn ấy, cũng mang trong mình dòng máu nóng - dòng máu sôi sục khát vọng giải phóng miền Nam, giải phóng đất nước
Tình yêu nước và lý tưởng cách mạng:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
- Không kính, không đèn, không mui, thùng xe đầy vết xước do bom đạn giặc nhưng xe vẫn chạy vào hướng miền Nam – tiền tuyến lớn đang thôi thúc, vẫy gọi bởi trong xe có một trái tim nóng bỏng tình yêu và trách nhiệm công dân trước vận mệnh của đất nước, dân tộc.
- Hình ảnh trái tim là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định phẩm chất cao quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn. Các anh xứng đáng với truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam; tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước của thế hệ thời đánh Mĩ.
3. Tổng kết
- Nội dung:
- Hình ảnh độc đáo : những chiếc xe không kính.
- Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn
- Nghệ thuật:
- Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược.
- Ý nghĩa:
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Ngôn ngữ đời sống. Tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch.
Xem thêm bài viết khác
- Nỗi oan của nhân vật Vũ Nương Nỗi oan khuất và cái chết của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
- Viết một bài văn ngắn, hãy trình bày những hiểu biết cơ bản về Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục”.
- Những lời đầu tiên khi Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào?
- Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại
- Viết đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật ông Sáu
- Tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về phần kết thúc của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương Suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương
- Phân tích vẻ đẹp con người trong thời kỳ đổi mới nổi lên trong tp “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long
- Soạn văn bài: Tổng kết từ vựng (tiếp theo)
- Nội dung chính bài Hoàng Lê nhất thống chí
- Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng chí đồng đội của những người lính là Đồng chí?
- Soạn văn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ