[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài 4: Văn bản nghị luận
Hướng dẫn học bài 4: Văn bản nghị luận sgk ngữ văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
A. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng,...), nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa,...) của các văn bản nghị luận văn học.
- Vận dụng các hiểu biết về nghĩa của một số thành ngữ thông dụng và dấu chấm phẩy vào đọc hiểu, viết, nói, nghe có hiệu quả.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc một bài thơ lực bát.
- Biết trình bày ý kiến về một vấn đề
- Ham tìm hiểu và yêu thích văn học
B. Kiến thức ngữ văn
1. Văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó, ví dụ: “Bài thơ này rất hay” hoặc “Cần phải trồng nhiều cây xanh”,...
Để thuyết phục, người viết, người nói phải nêu lên được ý kiến (quan điểm) của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ ý kiến ấy. Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học.
2. Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng
+ Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định như: “Nguyên Hồng thực sự là nhà văn của nhân dân lao động” hoặc “Không được săn bắt động vật hoang dã”. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết.
+ LÍ lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời các câu hỏi: Vì sao? Do đâu?
(Chẳng hạn: Vì sao “Thánh Gióng” là truyện truyền thuyết?, Do đâu nước ngọt ngày càng khan hiếm?).
Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh hoạ, làm sáng tỏ cho lí lẽ.
3. Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh.
Ví dụ: khoẻ như voi, chậm như rùa, trên đe dưới búa, một cổ hai tròng, nhà tranh vách đất, giật gấu vá vai,... Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao.
4. Dấu chấm phẩy có nhiều công dụng. Bài học này chỉ đề cập công dụng sau: Dấu chấm phẩy dùng đề đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Ví dụ: “Những bí quyết để sống lâu: fừ: nhân đức, phúc hậu; kiệm: chừng mực; hoà: vui vẻ, khoan dung; tĩnh: điểm đạm, không nóng nảy” (Ngạn ngữ phương Đông)
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Vẻ đẹp của một bài ca dao
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng việt
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Trình bày ý kiến về một vấn đề
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tự đánh giá
Xem thêm bài viết khác
- b. Đọc đoạn trích sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi ( từ câu 7 đến câu 9)
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Trình bày ý kiến về một vấn đề trang 84
- Tìm hiểu ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng ( sang nghĩa chỉ bộ phận của vật)
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tự đánh giá trang 31
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thời thơ ấu của Hon-da trang 61
- Câu hỏi giữa bài phần đọc hiểu bài Giờ Trái Đất
- Viết bài văn kể về truyền thuyết Thánh Gióng Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em
- Câu hỏi phần thực hành bài Tập làm thơ lục bát
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Sự tích Hồ Gươm trang 25
- Câu hỏi phần chuẩn bị bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ
- Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học Ngữ Văn 6 sách Cánh Diều tập 1
- Câu hỏi giữa bài phần đọc hiểu bài À ơi tay mẹ