Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật
* Câu hỏi cuối bài:
1. Tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ in đậm trong các dòng sau:
a) “Qua nghiên cứu, khỉ và vượn có cùng tổ tiên với con người,..."
b) “Mỗi loài động vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người”
c) "Mỗi loài động vật tồn tại... là kết quả của tạo hoá trong hàng tÏ năm...”
d) *...không ít loài đã hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn”
2. Theo tác giả, tại sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? Dẫn ra một lí lễ có trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất.
3. Tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào trước việc con người đối xử không thân thiện với động vật? Thái độ ấy thể hiện rõ nhất ở câu văn nào trong văn bản?
4. Hãy tìm trong văn bản một ví dụ, trong đó, người viết nêu lên lí lẽ và dẫn ra các bằng chứng làm sáng tỏ lí lẽ ấy
Lí lẽ | Bằng chứng |
Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao | Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy , lũ chim chích vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vở, được mẻ tôm, mẻ cá nào được đem về chế biến thành những món ăn thanh đảm của thôn quê |
5. Văn bản trên giúp em hiểu biết thêm gì về động vật? Tìm thêm các lí lẽ hoặc bằng chứng khác để làm sáng rõ sự cần thiết phải thân thiện với động vật?
Bài làm:
1.
a. Tổ tiên: những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ.
b. trực tiếp: có quan hệ thẳng với đối tượng tiếp xúc, không qua khâu trung gian
gián tiếp: không có quan hệ thẳng với đối tượng tiếp xúc mà phải qua khâu trung gian
c. tạo hóa: đấng tạo ra muôn vật với mọi sự biến hoá, đổi thay, theo quan niệm duy tâm
d. tuyệt chủng: là một hiện tượng xảy ra trong tự nhiên khi một loài hoặc một quần thể biến mất hoàn toàn trên trái đất.
2.
- Những loài động vật nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Dẫn chứng: đứng nhìn lũ kiến hành quân tha mồi về tổ, buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi
- Động vật gắn liền cuộc sống con người. Dẫn chứng: gà gáy báo thức, chim hót trên cây, lũ trâu cày ruộng gắn với người nông dân lao động thôn quê hay như công viên có rất nhiều loài động vật là nơi trẻ nhỏ thích đến
- Động vật có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, môi trường sinh tồn của con người.
3. Tác giả đã thể hiện thái độ bất bình trước việc con người đối xử không thân thiện với động vật. Thái độ ấy thể hiện rõ nhất ở câu văn trong văn bản như:
- Môi trường sống cùa động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại, không ít loài đã hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn
4.
Lí lẽ | Bằng chứng |
Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao | Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy , lũ chim chích vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vở, được mẻ tôm, mẻ cá nào được đem về chế biến thành những món ăn thanh đảm của thôn quê |
Những loài động vật nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ | Đứng nhìn lũ kiến hành quân tha mồi về tổ, buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi |
Loài người kì thực cũng chỉ là một loài đặc biệt trong thế giới động vật mà thôi | Nhìn cảnh khỉ mẹ cho con bú, bóc chuối bằng những ngón tay khéo léo, chúng ta không khỏi ngạc nhiên tự hỏi: Sao chúng có thể giống con người đến vậy Qua nghiên cứu, khỉ và vượn có cùng tổ tiên với con người |
5. Văn bản trên giúp em hiểu được động vật và con người có mối quan hệ gắn liền với nhau
Một số lí lẽ tìm hiểu thêm như:
Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả với đời sống con người về mặt có lợi như cung cấp nguyên liệu: thực phẩm (rươi, ốc, mực, tôm, cá, ếch, rắn, gà, lợn, bò, ...), lông (thỏ, cừu, dê, vịt, ...), da (tuần lộc, hổ, trâu, ...); làm thí nghiệm: khoa học (ếch, chuột bạch, ...), thuốc (thỏ, chuột bạch, ... ); hỗ trợ cho con người: lao động (trâu, bò, voi, ...), giải trí (cá voi, hải cẩu, voi, hổ, vẹt, sáo, ...), bảo vệ an ninh (chó); ... Bên cạnh đó động vật còn gây hại không nhỏ cho con người như truyền, gây bệnh (trùng sốt rét, ruồi, muỗi, chuột, ...) ...
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi cuối bài bài Những phát minh " tình cờ và bất ngờ"
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài : Tự đánh giá trang 84
- Câu hỏi cuối bài Bức tranh của em gái tôi
- Câu hỏi giữa bài Điều giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Viết đọan văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả trang 40
- Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong từng cụm danh tử làm chủ ngữ nói trên. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.
- Câu hỏi phần viết bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II trang 112
- Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật
- Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài: Lượm
- Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài: Điều không tính trước
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Trình bày ý kiến về một vấn đề trang 41
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài 9: Truyện