Câu hỏi giữa bài phần đọc hiểu bài: Khan hiếm nước ngọt

  • 1 Đánh giá

2. Đọc hiểu

* Câu hỏi giữa bài

Ý chính của phần mở đầu là gì? Nó liên quan với tên văn bản như thế nào?

Các câu in nghiêng ở phần 2 dùng để phản đối ý kiến nào?

Chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2?

Phần 3 có vai trò gì trong văn bản nghị luận này

Bài làm:

Ý chính của phần mở đầu về là gợi mở về vấn đề nguồn nước kham hiếm. Nó chính là nhan đề của văn bản

Các câu in nghiêng ở phần 2 dùng để phản đối ý kiến cho rằng bề mặt quả đất mênh mông là nước

Những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2:

Bề mặt quả đất mênh mông là nước nhưng đó là nước mặn chứ không phải nhưng không phải nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được.

  • Bằng chứng:
    • Hầu hết trên hành tinh mà chúng ta sống là nước mặn, nước ngọt thì bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực
    • Do con người khai thác bừa bãi, xả bỏ rác thải, chất độc lại cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối lại ngày càng khan hiếm hơn nữa.

Nước có vai trò quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày nhưng tình cảnh thiếu nước ngọt đang ngày càng gia tăng:

  • Dẫn chứng:
    • Một tấn ngũ cốc phải sử dụng 1000 tấn nước, một tấn khoai tây cần từ 500-1500 tấn nước
    • Để có một tấn thịt gà ít nhất cũng phải dùng tới 3500 tấn nước, còn để có một tấn thịt bò thì số nước cần sử dụng còn ghê gớm hơn 15000 đến 70000 tấn.
    • Thiếu nước, đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi

Nguồn nước khan hiếm nhưng lại phân bố không đều.

  • Dẫn chứng:
    • Vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang thiếu nước ngọt bà con còn phải đi xa vài cây số để lấy nước.

Phần 3 có vai trò khẳng định, kết luận của văn bản, lời kêu gọi mọi người cùng chung tay khai thác và bảo vệ hợp lí

  • 44 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021