[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài 9: Truyện
Hướng dẫn học bài 9: Truyện trang 58 sgk ngữ văn 6 tập 2. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
A. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (đặc điểm nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của các truyện ngắn.
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trạng ngữ, vận dụng được những hiểu biết về trạng ngữ vào đọc, viết, nói và nghe.
- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Biết thảo luận nhóm về một vấn đề.
- Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với mọi người, có suy nghĩ và việc làm nhân hậu, bao dung.
B. Kiến thức văn bản
1. Truyện ngắn, đặc điểm nhân vật; lời người kể chuyện và lời nhân vật
Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp,... Chỉ tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam xuất hiện tương đối muộn.
- Đặc điểm nhân vật là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ,...
- Lời người kể chuyện là lời của người đã kế lại câu chuyện. Nếu người kế theo ngôi thứ nhất thì lời của người kể là lời của người xưng “tôi”. Ví dụ: “Em gái tôi tên là Kiêu Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo...” (Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh). Nếu người kể theo ngôi thứ ba thì lời của người kể là lời của người ngoài, không tham gia câu chuyện. Ví dụ: “Ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con” (Thạch Sanh). Lời nhân vật là lời của một nhân vật trong truyện, ví dụ lời Thánh Gióng: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây.” (Thánh Gióng).
2. Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu chỉ bối cảnh (thời gian, vị trí, nguyên nhân,mục đích, phương tiện, tính chất, ) của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ có thể đượcbiểu hiện bằng từ, cụm từ và thường trả lời cho các câu hỏi: Khí nào?, Ở đâu?, VỊ sao?, Để làm gi?, Bằng gì?, Như thế nào?,
Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc trong câu. Nhưng trong giao tiếp. ở,những câu cụ thể, việc lược bỏ trạng ngữ sẽ lam cho câu thiểu thông tin, thậm chí thiếu thông tin chính hoặc không liên kết được với các câu khác.
3. Tả cảnh sinh hoạt
Tả cảnh sinh hoạt là miêu tả, tái hiện hoạt động của con người trong đời sống, lao động hoặc quả trình tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, lễ hội,...
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài : Bức tranh của em gái tôi
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài : Điều không tính trước
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài : Thực hành Tiếng Việt trang 76
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài : Chích bông ơi!
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài : Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt trang 80
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài : Thảo luận về một vấn đề trang 82
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài : Tự đánh giá trang 84
Xem thêm bài viết khác
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài : Thảo luận về một vấn đề trang 82
- Câu hỏi giữa bài phần đọc hiểu bài: Khan hiếm nước ngọt
- Câu hỏi phần đọc hiểu văn bản Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II trang 112
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống trang 60
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tại sao nên có vật nuôi trong nhà
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Cô bé bán diêm
- Câu hỏi phần chuẩn bị bài Chích bông ơi!
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài 10: Văn bản thông tin
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tự đánh giá trang 43
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng việt trang 54
- Câu hỏi phần chuẩn bị bài Điều giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Lượm