Câu hỏi phần chuẩn bị bài Bức tranh của em gái tôi
1. Chuẩn bị
Xem lại phản Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc truyện ngắn, các em cần chủ ý:
+ Truyện kể về việc gì? Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện?
+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính là người thế nào?
+ Truyện kể theo ngôi kế thứ mấy và tác dụng của ngôi kế ấy?
+ Truyện nêu lên vấn đề gì? Vấn để ấy có liên quan đến cuộc sống hiện nay và cá nhân em như thế nào?
- Đọc trước truyện Bức tranh của em gái tôi: tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Tạ Duy Anh.
Bài làm:
+ Truyện kể về: người anh và cô em gái có tài hội họa, lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
+ Truyện có những nhân vật: người anh, em gái, mẹ. Nhân vật chính trong truyện là người anh. Người anh đố kị với tài năng của em gái, tự ti bản thân và thấy hối hận trước những gì mình đã làm
+ Truyện làm theo ngôi thứ nhất. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.
+ Vấn đề nêu lên vấn đề có liên quan đến cuộc sống hiện nay và cá nhân: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.
+ Tìm hiểu về tác giả Tạ Duy Anh:
- Tạ Duy Anh sinh năm 1959. Quê ông ở thôn Cổ Hiền, xã Hoàng Việt, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Sau đó Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên.
- Trong 20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh đã xuất bản sáu tiểu thuyết và hàng chục tập truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi…
- Tạ Duy Anh được đánh giá là một cây bút sung sức, trung thực với nhiều tìm tòi đổi mới. “Tạ Duy Anh không lúc nào không nghĩ về sự “thay đổi”, thay đổi để tiếp tục sáng tạo, dù có gặp những sự bài xích đi chăng nữa, để rồi mỗi cuốn sách lại có một cuộc đời riêng có với cách cấu trúc và ngôn ngữ của mình”
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài: Lượm
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tự đánh giá trang 43
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trang 20
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Trình bày ý kiến về một vấn đề trang 41
- Câu hỏi phần chuẩn bị bài Bức tranh của em gái tôi
- Câu hỏi phần chuẩn bị bài: Gấu con chân vòng kiềng
- Câu hỏi giữa bài Điều không tính trước
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Những phát minh "tình cờ và bất ngờ"
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài : Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Câu hỏi phần chuẩn bị bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Câu hỏi cuối bài bài Những phát minh " tình cờ và bất ngờ"
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II trang 112