Có cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao?
2. Thực hành đo khối lượng
- Có cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao?
- Em hãy quan sát hình 5.4 và nhận xét về cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thì thuận tiện cho việc đo khối lượng của vật
- Quan sát hình 5.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc khối lượng như thế nào là đúng
- Hãy cho biết khối lượng mỗi thùng hàng trong hình 5.6 là bao nhiêu? (Biết ĐCNN của cân này là 1kg)
- Thực hiện lần lượt đo khối lượng của viên bi sắt và cặp sách. Hoàn thành theo mẫu bảng 5.2
- Mô tả cách đo, tiến hành đo khối lượng hộp đựng bút của em và so sánh kết quả đo với kết quả ước lượng của em
Bài làm:
- Cân a, dùng để đo hộp bút. Bởi vì GHĐ của cân a là 5kg, ước lượng thấy trọng lượng của hộp bút nhỏ hơn 5kg, nên chọn cân a là phù hợp.
Cân b, dùng để đo khối lượng cơ thể. Bởi vì GHĐ của cân b là 130kg, ước lượng thấy trọng lượng cơ thể nhỏ hơn hoặc có thể bằng 130kg, và đương nhiên là lớn hơn rất nhiều so với GHĐ của cân a, nên chọn cân b là phù hợp
- Hiệu chỉnh cân ở hình 5.4a phù hợp hơn vì mũi kim đang dừng ở vạch số 0, sẽ dễ đọc được kết quả đo khối lượng hơn.
- Cách đặt mắt đọc khối lượng của bạn gái đứng giữa đúng. Khi đọc khối lượng cần phải đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân
- Khối lượng thùng hàng tại hình 5.6a là 39kg, khối lượng thùng hàng tại hình 5.6b là 38,5kg
- Học sinh tự thực hành đo khối lượng của viên bi sắt và cặp sách. Sau đó kẻ bảng và hoàn thành theo mẫu bảng 5.2.
Cần lưu ý khi thực hiện đo như sau:
- Dụng cụ:
- Một số loại cân trong phòng thực hành;
- 1 viên bi sắt;
- cặp sách.
- Tiến hành đo:
- Ước lượng khối lượng viên bi sắt;
- Lựa chọn cân phù hợp;
- Hiệu chỉnh cân;
- Đặt viên bi sắt lên cân. Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
- Làm tương tự các bước trên khi đo khối lượng cặp sách.
- Cách đo khối lượng của hộp đựng bút bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau
- Bước 1: Ước lượng khối lượng hộp bút.
- Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.
- Bước 4: Đặt hộp bút lên cân hoặc treo hộp bút vào móc cân.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
Học sinh tiến hành đo khối lượng của hộp bút, ghi lại kết quả thu được và so sánh với kết quả đã ước lượng ban đầu.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy kể tên một số nhiên liệu được sử dụng trong cuộc sống mà em biết.
- Em hãy nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng mà em biết
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 35: Lực và biểu diễn lực
- Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết ?
- Hãy quan sát một lực kế lò xo và cho biết các thao tác sử dụng đúng khi thực hiện các phép đo lực
- Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo? Nhiên liệu hoá thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì?
- Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.
- Hoạt động nào trong các hình 1.1 đến 1.6 là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng
- Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết dầu ăn và ethanol, chất nào tan hoàn toàn trong nước. Hỗn hợp thu được là đồng nhất hay không đồng nhất?