[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

  • 1 Đánh giá

Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Em hãy chọn Đúng hoặc Sai cho những câu bên dưới.

Ghi Ð vào trước câu đúng, S trước câu sai.

  • Giao lưu thương mại với thuyền buôn đến từ Ấn Độ, Trung Hoa đã dẫn đến sự hình thành các thương cảng ởĐông Nam Á từ đầu Công nguyên.
  • Sự giàu có về sản vật nên đã dẫn đến sự ra đời những thương cảng như Óc Eo, Trà Kiệu, Pa-lem-bang.
  • Sự giàu có về sản vật đã thu hút các thuyền buôn ngoài khu vực đến Đông Nam Á từ đầu Công nguyên.

Trả lời:

  • Đ <- Giao lưu thương mại với thuyền buôn đến từ Ấn Độ, Trung Hoa đã dẫn đến sự hình thành các thương cảng ởĐông Nam Á từ đầu Công nguyên.
  • S <- Sự giàu có về sản vật nên đã dẫn đến sự ra đời những thương cảng như Óc Eo, Trà Kiệu, Pa-lem-bang.
  • S <- Sự giàu có về sản vật đã thu hút các thuyền buôn ngoài khu vực đến Đông Nam Á từ đầu Công nguyên.

Câu 2. Em hãy lựa chọn và khoanh tròn vào chữ cái ứng với câu trả lời mà em cho là đúng.

1. Tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hoá ở Đông Nam Á đầu Công nguyên là gì?

A. Hình thành nên thương cảng Óc Eo.

B. Giúp cho người Trung Hoa xuống Đông Nam Á làm ăn buôn bán.

C. Thúc đẩy những cuộc chiến tranh trong nội bộ khu vực.

D. Tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ.

2. Những mặt hàng chủ yếu nào được dùng trong trao đổi và buôn bán ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên?

A. Dầu ô liu và rượu nho.

B. Đồ gốm.

C. Hồ tiêu, đậu khấu, trầm hương, san hô, ngọc trai.

D. Trầm hương, nước mắm.

3. Nền văn hoá có ảnh hưởng nhiều nhất khu vực Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên là:

A. văn hoá Ấn Độ. C. văn hoá La Mã.

B. văn hoá Trung Hoa. D. văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa.

Trả lời:

1. D 2. C 3. D

Câu 3. Em hãy quan sát lược đồ 13.4 trang 68 trong SGK để trả lời những cầu bên dưới.

Giả sử vào thế kỉ VI, một nhà buôn Trung Quốc có nhu cầu thu gom sản vật ở Đông Nam Á, rồi đem qua Ấn Độ đổi lấy hàng hoá. Thuyền của ông ta sẽ đi qua những vùng biển nào? Thuyền có thể dừng ở đâu để tiếp nước ngọt, đồ ăn hay trao đổi hàng hoá lấy sản vật của cư dân bản địa?

Giả sử vào thế kỉ IX, một nhà buôn khác cũng có nhu cầu đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ, hành trình của ông ta có gì thay đổi?

Trả lời:

- Giả sử vào thế kỉ VI, một nhà buôn Trung Quốc có nhu cầu thu gom sản vật ở Đông Nam Á, rồi đem qua Ấn Độ đổi lấy hàng hoá:

  • Thuyền của ông ta sẽ đi qua những vùng biển là: Đi qua biển Đông, eo biển Ma-lắc-ca.
  • Thuyền có thể dừng để tiếp nước ngọt, đồ ăn hay trao đổi hàng hoá lấy sản vật của cư dân bản địa ở: Óc Eo, Cra, Pa-lem-bang.

- Giả sử vào thế kỉ IX, một nhà buôn khác cũng có nhu cầu đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ, hành trình của ông ta có thay đổi là:

  • Ông ta sẽ đi qua Vịnh Ben-gan
  • Thuyền có thể dừng chân tại Rangun, Ma-man-la-pu-ram.

Câu 4. Đông Nam Á ngày nay đang là một điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế. Các công ty du lịch cần mua một bộ hồ sơ về hai điểm đến du lịch văn hoá của khu vực Đông Nam Á có những công trình kiến trúc cổ nhất còn lại đến ngày nay. Em hãy xây dựng bộ hồ sơ về hai công trình kiến trúc đó theo những gợi ý sau:

[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

Trả lời:

HỒ SƠ ĐIỂM ĐẾN

Thông tin về điểm đến 1: Thánh địa Mỹ Sơn

- Địa điểm: Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

- Thời gian xây dựng: Thế kỉ VIII

- Mục địch xây dựng: là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của triệu đại Cham-pa và là nơi chôn cất các vị vua, hoàng thân quốc thích và thầy tu nhiều quyền lực.

- Câu chuyện lịch sử:

Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ IV – sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua cùng tổ tiên hoàng tộc. Đây là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm lọt trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2 km, được bao quanh bởi núi đồi.

Nơi đây là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa. Phong cách kiến trúc ở đây được chia làm 6 loại: phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người dân Bình Định. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

Bị quên lãng trong một thời gian dài lên đến hàng thế kỷ, phải đến năm 1885 nơi đây mới được phát hiện và vào năm 1999 nơi này đã được UNESCO lựa chọn là di sản thế giới như một minh chứng duy nhất về nền văn minh châu Á đã bị biến mất. Nếu bạn là du khách thích khám phá và tìm hiểu nền văn hóa cổ xưa thì đây là một địa điểm đáng để bạn khám phá.

- Lưu ý khi tham quan:

  • Khoảng thời gian lí tưởng để tham quan là khoảng sau tết, thời tiết khá mát mẻ, không quá nắng gắt.
  • Hạn chế tham quan vào những thời gian cuối năm, vì thời tiết tại khu vực thánh địa Mỹ Sơn vào mùa mưa.

- Lí do lựa chọn điểm đến:

Thánh địa Mỹ Sơn hiện ra với một quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chămpa cùng kiến trúc vô cùng độc đáo. Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang đậm nét kiến trúc riêng biệt mà nơi đây còn mang đậm nét văn hóa của người Chăm với những vũ điệu Chăm nhẹ nhàng, uyển chuyển. Độc đáo với những vũ điệu dâng lễ chính là điệu múa thiêng hướng vọng thần linh ở các ngôi đền tháp. Nơi đây cũng là điểm đến thu hút nhiếp ảnh gia yêu thích sự huyền bí, riêng biệt ở thánh địa. Là một trong những địa điểm cho những dân phượt thích tìm hiểu và khám phá, dừng chân tại đây để chụp vài tấm ảnh kỉ niệm với bạn bè hay người thân.

Thông tin về điểm đến 2: Quần thể kiến trúc phật giáo Borobudur

- Địa điểm: Java, Indonesia

- Thời gian xây dựng: Thế kỉ VIII

- Mục địch xây dựng: là sự kết hợp giữa việc thờ cúng Đức Phật và là nơi cho Phật tử hành hương.

- Câu chuyện lịch sử:

Borobudur là một ngôi chùa hay tu viện Phật giáo Đại thừa, được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 nằm trong thung lũng Kedu, tại thành phố Magelang, tỉnh Central Java, Indonesia. Quần thể đền Borobudur được xây dựng trong thời hoàng kim của triều đại Sailendra. Borobudur có hình dạng kim tự tháp dạng bậc như một gò núi (dạng xây dựng này còn được gọi là “chùa núi”, là sự kết hợp giữa bảo tháp, chùa và núi). Kiến trúc của chùa thể hiện sự giao hòa giữa kiến trúc Phật giáo và giáo phái bản địa thờ cúng tổ tiên tại Indonesia.

Chùa bị bỏ rơi vào thế kỷ 14, liên quan đến vương quốc Java chuyển tín ngưỡng sang đạo Hồi. Năm 1814 công trình được phát hiện, được phục hồi một phần vào năm 1907-1911, phục hồi tổng thể vào năm 1975- 1982, trở thành một địa điểm khảo cổ học Phật giáo nổi tiếng.

Quần thể Chùa Borobudur nằm tại vùng đất thiêng liêng, bao gồm 3 ngôi chùa: Chùa Borobudur; Chùa Mendut và Chùa Pawon, có vị trí cùng nằm trên một đường thẳng, như là biểu tượng của 3 giai đoạn đạt được tới Niết bàn (sự giải thoát, theo giáo lý nhà Phật).

- Lưu ý khi tham quan:

  • Cách tốt nhất để khám phá chùa Borobudur là đi bộ. Khi leo lên đỉnh của ngôi đền, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các bản khắc đá phức tạp được trưng bày trên các bức tường của đền. Tìm hiểu một ít về lịch sử của chùa để có thể hiểu hết ý nghĩa của các di tích cổ tại đây.
  • Thời gian tốt nhất để đến đây là khi bình minh, hhầu hết khách du lịch Borobudur đều đi vào sáng sớm khoảng 7h sáng.

- Lí do lựa chọn điểm đến: Chùa Borobudur là một trong những ngôi chùa Phật giáo lớn nhất và hoàn chỉnh nhất trên thế giới. Chùa Borobudur là điểm thu hút khách du lịch được ghé thăm nhiều nhất ở Indonesia.


  • 21 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 chân trời sáng tạo