Đáp án câu 4 bộ đề ôn tập HK1 môn Địa lớp 12
Bài làm:
Đề bài:
Câu 4: Trình bày đặc điểm của khu vực đồi núi và địa hình bán bình nguyên và đồi trung du ở nước ta?
Hướng dẫn trả lời:
a, Đặc điểm của khu vực địa hình đồi núi
* Địa hình đồi núi chia làm 4 vùng:
- Đông Bắc:
- Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.
- Địa hình: núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
- Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam ( núi cao trên 2000 m ở Thương nguồn sông Chảy, các khối núi đá vôi cao đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m.
- Tây Bắc:
- Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc-Đông Nam.
- Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào, ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi và các thung lũng sông.
- Trường Sơn Bắc:
- Giới hạn: Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Huớng núi là hướng Tây Bắc - Đông Nam, gồm các dãy núi so le, song song.
- Địa hình: thấp, hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu: Cao ở 2 đầu (phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế), ở giữa thấp trũng (vùng đá vôi Quảng Bình và đồi núi thấp Quảng Trị). Mạch cuối cùng là dãy Bạch Mã, ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam.
- Trường Sơn Nam:
- Giới hạn: tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ.
- Địa hình: Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan.
- Những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng dần về phía Đông, tạo nên thế chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển.
- Phía Tây là các cao nguyên tương đối bằng phẳng, xen lẫn các bán bình nguyên è tạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông-Tây của địa hình Trường Sơn Nam
b, Đặc điểm địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Dạng địa hình này nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
- Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m, bề mặt phủ ba dan cao khoảng 200m.
- Dải đồi trung du ở rìa phía Bắc và phía Tây đồng bằng sông Hồng và thu hẹp lại ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
Xem thêm bài viết khác
- Đề 19: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018
- Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Địa năm 2017 Đề số 20
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Địa lí mã đề 313
- Đề 8: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Địa lí mã đề 303
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Địa lí mã đề 321
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Địa lí mã đề 323
- Đề 1: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Địa lí mã đề 301
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa Lý năm 2017 Đề số 13
- Đề 8: Luyện thi THPTQG môn Địa lí năm 2019
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Địa lí mã đề 318