Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 5). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi như sau :

  • A. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống
  • B. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên
  • C. Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Nói Việt Nam là một nước đông dân là vì:

  • A. Việt Nam có 79,7 triệu người (2002)
  • B. Lãnh thổ đứng thứ 58 về diện tích.
  • C. Dân số đứng thứ 13 trên thế giới
  • D. Lãnh thổ hẹp, dân số nhiều.

Câu 3: Trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ sinh giảm là do:

  • A. Nhà Nước không cho sinh nhiều
  • B. Tâm lý trọng nam khinh nữ không còn
  • C. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản giảm
  • D. Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình.

Câu 4: Nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào?

  • A. Dưới tuổi lao động ( Từ 0 – 14 tuổi )
  • B. Trong tuổi lao động (Từ 15 – 59 tuổi)
  • C. Quá tuổi lao động ( Từ 59 tuổi trở lên )
  • D. Trong và quá tuổi lao động.

Câu 5: Với diện tích 100 965 km2, dân số chiếm 11,5 triệu người (2002) so với cả nước, Trung du và miền núi chiếm khoảng:

  • A. 31% diện tích 15% dân số
  • B. 35,1% diện tích 25% dân số
  • C. 31,7% diện tích 14,4% dân số
  • D. 42,5% diện tích 18,2% dân số

Câu 6: Nhân tố quan trọng tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp nước ta là.

  • A. Điều kiện tự nhiên - xã hội.
  • B. Điều kiện tự nhiên.
  • C. Điều kiện kinh tế - xã hội.
  • D. Điều kiện tự nhiên và kinh tế.

Câu 7: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm các phân ngành chính :

  • A. Chế biến sản phẩm trồng trọt
  • B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thực phẩm đông lạnh, đồ hộp…
  • C. Chế biến thủy sản
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 8: Thành phần kinh tế quan trọng nhất giúp cho nội dung phát triển mạnh mẽ là:

  • A. Kinh tế tư nhân
  • B. Kinh tế nhà nước
  • C. Kinh tế tập thể
  • D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 9: Nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn đổi mới từ khi nào?

  • A. 1930
  • B. 1945
  • C. 1975
  • D. 1986

Câu 10: Nguyên nhân quan trọng làm cho cơ cấu công nghiệp nước ta thay đổi là.

  • A. Sức ép thị trường trong và ngoài nước.
  • B. Sự phân bố của tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Sự phát triển và phân bố của dân cư.
  • D. Tay nghề lao động ngày càng được nâng cao.

Câu 11: Hiện nay ngành dịch vụ Việt Nam phát triển khá nhanh vì.

  • A. Thu nhập của người dân ngày càng tăng.
  • B. Nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa.
  • C. Hệ thống giao thông vận tải ngày càng mở rộng.
  • D. Trình độ dân trí ngày càng cao.

Câu 12: Sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm có tác dụng.

  • A. Thúc đẩy sự tăng trường kinh tế.
  • B. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • C. Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
  • D. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.

Câu 13: Để hạn chế tác hại của gió tây khô nóng, vùng Bắc Trung Bộ cần.

  • A. Xây dựng các hồ chứa nước và bảo vệ rừng.
  • B. Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ.
  • C. Dự báo đề phòng thời gian hoạt động của gió tây khô nóng.
  • D. Trồng rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu 14: Để bảo vệ địa hình, tài nguyên đất vùng trung du - miền núi Bắc Bộ phát triển theo hướng.

  • A. Mô hình nông - lâm kết hợp.
  • B. Trồng rừng phòng hộ vùng núi cao.
  • C. Khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng.
  • D. Tăng cường công tác "Phủ xanh đất trống, đồi trọc".

Câu 15: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là :

  • A. Đông Nam Bộ
  • B. Đồng bằng sông Hồng
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng

Câu 16: Có sự khác nhau của các hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước ta là do.

  • A. Định hướng phát triển kinh tế khác nhau của nhà nước đối với từng vùng.
  • B. Sự phát triển các hoạt động kinh tế, sức mua, qui mô dân số từng vùng.
  • C. Vốn đầu tư nước ngoài, sức mua, qui mô dân số từng vùng.
  • D. Trình độ phát triển kinh tế và phân bố dân cư từng vùng.

Câu 17: Nước ta có dân số đông, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực - thực phẩm sẽ có ý nghĩa quan trọng nhất.

  • A. Đảm bảo an ninh lương thực,
  • B. Thúc đẩy công nghiệp hóa.
  • C. Đa dạng hóa các sản phẩm trong nông nghiệp.
  • D. Tạo nguồn hàng xuất khẩu.

Câu 18: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ là:

  • A. Đất trồng
  • B. Nguồn nước tưới
  • C. Khí hậu
  • D. Giống cây trồng.

Câu 19: Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm là nguồn tài nguyên:

  • A. Quý hiếm
  • B. Dễ khai thác
  • C. Gần khu đông dân cư
  • D. Có trữ lượng lớn.

Câu 20: Mỏ có trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á, hàm lượng cao, dùng để làm nguyên liệu cho ngành sản xuất phân bón là:

  • A. Phốt phát Lạng Sơn
  • B. Đất hiếm Lai Châu
  • C. Apatit Lào Cai
  • D. Sét cao lanh Quảng Ninh

Câu 21: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của :

  • A. Vùng Bắc Trung Bộ
  • B. Vùng Đông Nam Bộ
  • C. Vùng Đồng bằng sông Hồng
  • D. Vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 22: Bốn tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc là:

  • A. Lai Châu, Cao Bằng, Điện Biên, Lạng Sơn
  • B. Sơn La, Thái Nguyên, Lai Châu, Tuyên Quang
  • C. Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
  • D. Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Lào Cai

Câu 23: Những đặc điểm cơ bản của công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (1995 – 2002):

  • A. Hình thành vào loại sớm nhất và đang trong thời kì đổi mới
  • B. Cơ cấu kinh tế của khu vực công nghiệp tăng mạnh
  • C. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 24: Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì:

  • A. Cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt động của nông nghiệp.
  • B. Sinh vật là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của nông nghiệp.
  • C. Đây là nguồn cung cấp hữu cơ để tăng độ phì cho đất.
  • D. Thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ chăn nuôi.

Câu 25: Để thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên nhà nước ta có các dự án.

  • A. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực.
  • B. Xóa đói giảm nghèo, khai thông đường Hồ Chí Minh.
  • C. Phát triển thủy điện, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ Đông - Tây.
  • D. Nâng cao mặt bằng dân trí, giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

Câu 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển đó là.

  • A. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải san, phát triển du lịch biển đảo.
  • B. Khai thác tài nguyên dàu khí ở vùng thềm lục địa.
  • C. Xây dựng nhiều cảng biển, khai thác muối.
  • D. Xây dựng các cơ sở đóng tàu biển phục vụ đánh bắt thủy sản.

Câu 27: Khu vực công nghiệp phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ là do những nguyên nhân sau :

  • A. Vị trí địa lý thuận lợi
  • B. Cơ sở hạ tầng phát triển
  • C. Nguồn nhân công có kỹ thuật lành nghề
  • D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 28: Các địa danh văn hoá, lịch sử được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại ở vùng DHNTB là:

  • A. Thành đồ Bàn – Tháp Chàm
  • B. Núi thành - Phố cổ Hội An
  • C. Trà Kiệu - Cổ Luỹ
  • D. Di tích Mỹ Sơn Phố cổ Hội An

Câu 29: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, cho biết các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW của nước ta là:

  • A. Phả Lại, Cà Mau, Sơn La
  • B. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mĩ
  • C. Hòa Bình, Phú Mĩ, Phả Lại
  • D. Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau

Câu 30: Nước ta có bao nhiêu hòn đảo:

  • A. 2000
  • B. 3000
  • C. 4000
  • D. 5000

Câu 31: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có :

Diện tích: 39734 km2

Dân số : 16,7 triệu người ( năm 2002 )

Mật độ dân số của vùng là :

  • A. 420,3 người / km2
  • B. 120,5 người / km2
  • C. 2379,3 người /km2
  • D. 420,9 người / km2

Câu 32: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:

  • A. đất phù sa màu mỡ.
  • B. nguồn nước mặt phong phú.
  • C. có một mùa đông lạnh.
  • D. địa hình bằng phẳng.

Câu 33: Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là:

  • A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển.
  • B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường.
  • C. Ít khoáng sản, rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
  • D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái.

Câu 34: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. Xây dựng hệ thống đê điều.
  • B. Chủ động chung sống với lũ.
  • C. Tăng cường công tác dự báo lũ.
  • D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.

Câu 35: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng giai đoạn 2000 – 2007 (giá so sánh năm 1994; đơn vị : nghìn tỉ đồng)

2000

2007

Dệt, may

16,1

52,7

Da, giày

8,9

27,2

Giấy in, văn phòng phẩm

6,2

16,2

Tỉ trọng ngành dệt, may trong cơ cấu giá trị sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta năm 2000 và 2007:

  • A. 51,6% và 54,8%
  • C. 106,6% và 120,3%
  • B. 16,1% và 52,7%
  • D. 15,1% và 43,4%

Câu 36: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  • A. vùng đồng bằng có độ dốc lớn
  • B. quỹ đất nông nghiệp hạn chế
  • C. Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
  • D. Đất trống, đồi núi trọc còn nhiều

Câu 37: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

  • A. Khánh Hòa
  • B. Bình Định
  • C. Quảng Nam
  • D. Quảng Ngãi

Câu 38: Do điều kiện sinh thái, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ sản xuât được các sản phẩm đặc trưng:

  • A. nhiệt đới. .
  • B. cận nhiệt đới.
  • C. ôn đới.
  • D. Cả 3 loại sản phẩm trên.

Câu 39: Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  • A. Đền Hùng
  • B. Tam Đảo
  • C. Sa Pa
  • D. Vịnh Hạ Long

Câu 40: Nguyên nhân cơ bản của việc đánh bắt ven bờ là:

  • A. Biển nhiều thiên tai
  • B. Cá chủ yếu ở ven bờ
  • C. Tàu thuyền nhỏ
  • D. Chính sách.
Xem đáp án
  • 18 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021