Địa lí 7: Tìm hiểu về bùng nổ dân số trên thế giới
Bùng nổ dân số đã gây những ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới. Vậy bùng nổ dân số là gì? nguyên nhân và các giải pháp để giải quyết vấn đề dân số ra sao? Hãy cùng tim hiểu các thông tin dưới đây
A. LÍ THUYẾT
1. Khái niệm
- Bùng nổ dân số là: sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn,gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
- Dân số thế giới bùng nổ vào những năm 50 của thế kỷ XX, xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1%.
- Như vậy bản chất của bùng nổ dân số chính là sự tăng lên nhanh chóng một cách đột biến của số lượng người sinh sống trong phạm vi của một quốc gia, khu vực, vùng địa lí, hay nói rộng ra đó là sự gia tăng trên phạm vi toàn cầu.
2. Nguyên nhân
- Sự chênh lệch lớn về tỉ lệ sinh tử và tỉ lệ tử: Sau những năm 50 của thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh trên thế giới dần kết thúc. Đồng thời sự phát triển của hệ thống y tế trên toàn thế giới nên nhiều căn bệnh nan y được chữa khỏi => tỉ lệ tử giảm nhanh. Trong khi đó, tỉ lệ sinh vẫn tiếp tục tăng trên toàn thế giới, nhất ở ở các nước đang phát triển nơi trình độ dân trí còn thấp và có tâm lí “đẻ bù” sau chiến tranh
- Nhu cầu về "lực lượng sản xuất": ở các quốc gia kém phát triển có nhu cầu lao động tay chân cao.
- Quan niệm lạc hậu: sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh nữ, muốn sinh con trai.
3. Thực trạng
- Dân số thế giới tăng với tốc độ nhanh, tỉ lệ gia tăng dân số ngày càng cao, năm 2018 đạt 7,7 tỉ người.
- Dân số tăng nhanh ở các nước kém phát triển hoặc đang phát triển. Theo tính toán, khoảng 85% dân số tập trung ở các nước đang phát triển, các nước châu Phi, nhiều nơi có tỉ lệ gia tăng tự nhiên trên 3%
- Các nước phát triển thì dân số có xu hướng suy thoái, dân số già.
- Số thành phố có 10 triệu dân tăng lên nhanh.
4. Giải pháp
a. Quy mô quốc gia
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đinh phù hợp với từng quốc gia, nhất là ở các quốc gia đông dân như Ấn Độ, Trung Quốc…
- Tạo ra nhiều chương trình tuyên truyền và giảng dạy để nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề dân số.
- Thực hiện chương trình giáo dục thay đổi hành vi, nhận thức cho thanh thiếu niên về giới tính và sức khoẻ sinh sản
- Tạo ra những cơ hội việc làm để hạn chế tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa, tránh tình trạng dân số tập trung đông ở các siêu đô thị.
b. Quy mô quốc tế
- Nâng cao khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ về sức khỏe, bao gồm kế hoạch hóa gia đình.
- Cho các cặp vợ chồng quyền được quyết định số con mà mình muốn.
- Mở rộng hơn nữa các cơ hội về giáo dục, nâng cao hiểu biết cho con người: một thực tế chứng minh rằng những người phụ nữ và nam giới có giáo dục có xu hướng muốn một gia đình nhỏ hơn.
- Cải thiện tình trạng trẻ em sinh ra bị chết: Chỉ khi các cặp vợ chồng cảm thấy yên tâm về những đứa con mình sinh ra, về khả năng sống sót của chúng, các cặp vợ chồng mới sẵn sàng sinh ít con hơn.
- Nâng cao nhận thức cho người phụ nữ về sức khoẻ sinh sản: Những phụ nữ có học sẽ có nhiều quyền lựa chọn hơn, có tiếng nói hơn trong gia đình và trong xã hội.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài 1: Bùng nổ dân số là gì? Bùng nổ dân số xảy ra khi nào?
Bài 2: Tại sao các nuóc đang phát triển thường có tỉ lệ sinh cao?
Bài 3: Trình bày các biện pháp nhằm giảm gia tăng dân số ở các nước đang phát triển?
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng Ôn tập Địa 7
- Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây Ôn tập Địa 7
- Lục địa là gì? Ôn tập Địa 7
- Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là? Ôn tập Địa 7
- Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương?
- Nguyên nhân bùng nổ dân số là gì Ôn tập Địa 7
- Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương?
- Quan sát ảnh và hình vẽ lát cắt rừng rậm xanh quanh năm, cho biết: Rừng có mấy tầng chính? Tại sao rừng ở đây lại có nhiều tầng?
- Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng
- Qua các hình 19.2 và 19.3, nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hoà.
- Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn như thế nào?
- Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?