Dựa vào lược đồ dưới đây, đóng vai là hướng dẫn viên du lịch hãy giới thiệu với du khách về các di tích thờ vua ở Ninh Bình
2. Dựa vào lược đồ dưới đây, đóng vai là hướng dẫn viên du lịch hãy giới thiệu với du khách về các di tích thờ vua ở Ninh Bình
Bài làm:
Chào mừng các bạn đã đến với Ninh Bình. Tôi rất tự hào khi được giới thiệu cho các bạn về mảnh đất thiêng liêng này. Vùng đất Ninh Bình được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp, hùng vĩ như những bức tường thành kiên cố, bởi vậy nơi đây từng được chọn làm kinh đô nước Việt dưới 3 triều đại vua Đinh - Lê - Lý, từ năm 968 đến năm 1010. Nơi đây còn được người dân gọi là "Kinh đô đá". Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, nằm trong khu vực trung tâm của quần thể danh thắng Tràng An, hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km², là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội, cùng với đó là hệ thống các đền, lăng, đình, chùa, phủ... Cách đây hơn 1000 năm, những bãi lau sậy nằm sâu trong các thung lũng giữa núi non Tràng An là nơi Đinh Bộ Lĩnh phất cờ lau khởi nghĩa, dẹp loạn 12 xứ quân. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và chọn Hoa Lư làm kinh đô. Nơi đây trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Cồ Việt. Từ năm 968 đến năm 1009, có 6 vị vua Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh, Lý Thái Tổ đóng đô. Đến nay, dấu tích của kinh đô xưa vẫn còn được tìm thấy ở các đền chùa, miếu mạo trong khuôn viên cố đô Hoa Lư. Chị Đỗ Ngọc Ánh, hướng dẫn viên du lịch, cho biết: "Ở đền vua Đinh và đền vua Lê trong quần thể cố đô Hoa Lư vẫn còn lưu giữ những nét kiến trúc, điêu khắc gỗ tinh xảo, độc đáo từ thế kỷ 17. Tại các khu đền thờ này, ngoài các gian thờ còn có gian trưng bày các hiện vật cách đây hơn 1000 năm được tìm thấy. Nhiều nhất thì có các mảnh bát bằng sành mà theo tương truyền đây là vật dụng của binh lính dưới thời nhà Đinh sử dụng khi khao quân thắng trận. Tất cả các di vật đều gắn với những câu chuyện lịch sử".
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 1, đọc thông tin và liên hệ kiến thức đã học hãy: Xác định giới hạn khu vực Nam Phi
- Cách kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại bài học lịch sử gì với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
- Quan sát hình 2 và đọc thông tin, hãy:
- Dựa vào những hình ảnh dưới đây, hãy cho biết hình ảnh nào phù hợp với môi trường đới lạnh. Những thông tin nào giúp em biết được điều đó?
- Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Cho biết Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để thống nhất đất nước
- Quan sát hình 1 đọc thông tin hãy:
- Dựa vào hình 1 và sưu tầm bản đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, hãy kể tên một số quốc gia thuộc môi trường đới ôn hòa.
- Quan sát hình ảnh dưới đây ( sách vnen khoa học xã hội 7 tập 1 trang 39) và cho biết một số đặc điểm về tự nhiên, dân cư và xã hội châu Phi
- Đọc thông tin sau, hãy: Nêu những nét đặc điểm nổi bật về ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của khu vực Tây và Trung Âu
- Tìm hiểu các nước sau trên bản đồ: Thụy Điển, Pháp, I-ta-li-a, Liên Bang Nga Nêu hiểu biết của em về một trong những nước đó)
- Những chủ trương của nhà Lý đối với các nước láng giềng để lại bài học gì đối với công cộc bảo vệ chủ quyển biên giới biển và hải đảo hiện nay?
- Cho biết ở môi trường nào hay xảy ra lũ quét và sạt lở đất. hãy luên hệ thực tế ở nước ta.