Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Đói cho sạch, rách cho thơm
Câu 4: Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Đói cho sạch, rách cho thơm
Bài làm:
Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc gặp khó khăn, thử thách nhưng quan trọng dù hoàn cảnh nào thì ta vẫn phải giữ gìn nhân cách và phẩm chất cao đẹp của mình. Câu tục ngữ với hai vế vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau: “đói cho sạch” là dù hoàn cảnh nghèo đói, thiếu thốn, không đủ ăn nhưng vẫn phải luôn giữ chiếc bát cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Đó là thói quen tốt cho sức khỏe; còn “rách cho thơm” nghĩa là chiếc áo có rách nát nhưng không vì thế mà để hôi hám, bẩn thỉu mà cần giặt giũ cho thơm tho. Đó là cách sống sạch sẽ, gọn gàng, là thói quen tốt cần duy trì ở mỗi người. Ở ý tứ sâu xa hơn, ông bà ta khuyên nhủ dù nghèo đói hay vật chất thiếu thốn, vẫn luôn giữ tấm lòng trong sạch, không thì đói mà đi ăn trộm ăn cắp hay làm điều gì sai phạm. Bởi sống trái lương tâm sẽ khiến chúng ta hổ thẹn, luôn áy náy và day dứt với chính bản thân. Như vậy, hoàn cảnh gặp lúc sa cơ lỡ vận cũng không để người đời cười khinh vì bán rẻ nhân cách, tha hóa chính minh. Cái sạch, cái thơm chính là tấm lòng khẳng khái, dù sống trong bùn đục nhưng như bông hoa sen vẫn tỏa ngát hương. Có như vậy dù cuộc sống còn khó khăn, thiếu thốn nhưng tâm hồn vẫn luôn thảnh thơi, cuộc sống vẫn trần đầy niềm vui và nhàn nhã. Bài học về lòng tự trọng đó thật sâu sắc và ý nghĩa biết bao
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
- Soạn văn 7 tập 2 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
- Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài
- Ôn tập kiến thức tiếng Việt trong ngữ văn 7 kì 2
- Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (bài 18) và cho biết luận điếm, luận cứ và lập luận trong bài. Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy
- Soạn văn 7 tập 2 bài Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích
- Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.
- Dùng một vài dẫn chứng trong các tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 để chứng minh ý kiến sau đây của Hoài Thanh
- Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào,
- Địa phương nơi em đang sinh sống có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên các làn điệu ấy
- Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn Nỗi oan hại chồng
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu rút gọn và gạch chân câu rút gọn đó