Gạo tám Hải Hậu - sản vật nức tiếng Thành Nam
Không phải ngẫu nhiên gạt gạo Tám Hải Hậu lại được đưa vào trong ca dao như một thức quà nức tiếng, một thứ đặc sản ngon lành của mảnh đất Thành Nam. Gạo Tám được người Nam Định coi như một phần của mảnh đất cha ông và cũng là một đặc sản làm quà cho những người thân tình mỗi lần có dịp về Nam Định.
“Em như hạt gạo tám xoan
Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.”
Không phải ngẫu nhiên gạt gạo Tám Hải Hậu lại được đưa vào trong ca dao như một thức quà nức tiếng, một thứ đặc sản ngon lành của mảnh đất Thành Nam. Gạo Tám được người Nam Định coi như một phần của mảnh đất cha ông và cũng là một đặc sản làm quà cho những người thân tình mỗi lần có dịp về Nam Định.
Gạo Tám Hải Hậu, Nam Định có những đặc điểm mà không loại gạo nào có. Lúa tám xoan được thường được cấy vào khoảng từ ngày 10-15 tháng bảy và bắt đầu chín vào tháng 11 dương lịch. Mỗi độ ấy, hương thơm được chắt chiu mưa nắng, mồ hôi sớm hôm ngoài đồng sẽ lan tỏa trong không khí tạo thành dấu ấn in hằn trong kí ức mỗi người con Hải Hậu khi xa quê. Là một loại gạo đặc trưng của vùng châu thổ sông Hồng, gạo Tám Hải Hậu không phải màu trắng ngà như những loại gạo tẻ khác mà hạt có màu trong xanh, hơi dài thon nhỏ, vẹo một đầu. Đặc biệt, hạt gạo Tám rất chắc, đều và không bị vỡ khi xay xát. Có lẽ vì thể mà người nông dân yêu hạt gạo Tám như chàng trai yêu cô gái còn e ấp, trong ngần.
Chắc vì hạt gạo nhỏ, chắc nên nấu cơm gạo Tám rất nhanh chín, hạt cơm đều, không bị nát. Hé mở nồi cơm vừa chín tới trong nhà ngoài ngõ đã ngửi thấy mùi thơm lừng ngọt dịu vô cùng đặc trưng. Sau khi nấu năm, sáu tiếng cơm gạo Tám vẫn giữ được mùi thơm và không bị khô lại giống như những loại gạo khác. Thế nên, cơm Tám dù ăn nóng hay ăn nguội cũng đều là thức ăn mĩ vị. Cơm Tám nóng ăn với cá kho tộ là ngon nhất. Vì cái dẻo thơm, ngọt dịu của cơm Tám hòa hợp đến lạ vơi vị mằn mặn, chắc mập của cá, của sung, của chuối. Hương vị ấy vừa dân dã, gần gũi vừa bình dị khó quên. Cơm Tám để nguội chấm muối vừng hay chan chút nước mắm thôi cũng đủ khiến người ta ngon miệng tới không dừng lại được. Chính vì những đặc tính vốn có ấy của mà gạo Tám Hải Hậu và chuối ngự là hai đặc sản được tiến vua của người Thành Nam xưa.
Ai cũng biết gạo Tám Hải Hậu nhưng có lẽ không mấy ai biết gạo Tám được chia làm hai loại chính là Tám cổ ngỗng và gạo tám xoan. Tuy vẻ ngoài về hình dáng và hương vị giống nhau song chỉ có người sành sỏi mới phân biệt được hai loại này bởi chúng khác nhau về chất lượng, cái dẻo và thơm, vị ngọt trong từng hạt cơm Tám. Tám Cổ Ngỗng là giống gạo không kén đất, trồng ở đâu cũng được và phát triển rất tốt với những ngọn lúa vàng vàng ươm, trải dài khắp cánh đồng, vươn cao và đu dưa trong gió như cổ con ngỗng đang ngúc ngoắc khi thấy người. Vì dễ trồng nên sản lượng gạo Tám Cổ Ngỗng cao dùng để kinh doạn và bán cho các nhà hàng hoặc hộ gia đình sử dụng hàng ngày. Còn gạo Tám Xoan kén đất, khó trồng hơn. Chúng chỉ ưa những thuở ruộng với đất bùn pha cát, kề bên bờ sông, khi mưa dầm không úng, nắng hạn không khô. Sản lượng gạo này không nhiều nên chỉ dành cho ngày lễ Tết, ngày giỗ chạp hay chiêu đãi thượng khách hay làm quà biếu. Hạt gạo Tám Xoan thon, dài mỏng mình, màu trắng xanh như cô con gái “mỏng mày hay hạt”, vị thơm dẻo, vị ngọt ngào thì hơn hẳn gạo Tám Cổ Ngỗng và những loại gạo khác. Hẳn vì lẽ ấy mà biết bao người đã từng nếm thử cơm gạo Tám Xoan đều nhớ mãi hương vị của nó. Người ta chỉ được thưởng thức mùi vị ấy ở Hải Hậu, Nam Định, nơi mà hạt gạo sinh trưởng và lớn lên chứ ăn ở đâu cũng không thấy được mùi vị thanh thuần, chính tông ấy....
Xem thêm bài viết khác
- Thuyết minh về kính đeo mắt
- Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam
- Đề 1: Thuyết minh về kính đeo mắt
- Thuyết minh về Chèo Thái bình
- Quảng Trị - mảnh đất rực lửa
- Văn mẫu 8: Tổng hợp những bài viết số 7 hay nhất (3 đề)
- Văn mẫu: Tổng hợp bài viết số 3 ngữ văn 8 (4 đề)
- Về thăm chùa Một Cột - ngôi chùa độc đáo giữa lòng Hà Nội
- Cốm làng Vòng - thức quà vặt của đất kinh kì
- Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê bình những kẻ thờ ơ Văn học và tình thương
- Bài văn: Thuyết minh về một đồ dùng trong học tập hoặc sinh hoạt bài mẫu 2
- Đề 3: Giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến