Văn mẫu 8: Tổng hợp những bài viết số 6 hay nhất (3 đề)

  • 1 Đánh giá

Tech12h.com xin giới thiệu đến bạn đọc những bài văn mẫu về bài viết số 6 hay nhất ngữ văn 8 với đầy đủ các đề. Theo đó, bài viết số 6 ngữ văn 8 gồm có 3 đề, mỗi đề KhoaHoc gửi đến bạn đọc một số bài văn mẫu hay nhất và mới nhất để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.


Nội dung bài gồm:

Back to top

Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh...

Bài làm

Để đưa một đất nước tiến bộ đi lên thì vai trò của những người đứng đầu là vô cùng quan trọng. Nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước ta càng khẳng định thêm tầm quan trọng của những vị vua vị tướng tài ba đã dẫn dắt nhân dân ta đi tới con đường độc lập. Đọc lại áng văn Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta càng thấy rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái bình, thịnh vượng.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác hết lòng vi nước vì dân. Cả hai vị đều là những người lãnh đạo sáng suốt khi nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài giỏi. Vị tướng tài Trần Quốc Tuấn có những chiến công hiển hách là chính là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim và ý chí của một anh hùng dân tộc. Cái tâm và cái tài của một vị tướng, một người con yêu nuớc,trung với vua được thể hiện rõ nét trong áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”. Trước tai hoạ đang đến gần: quân Mông - Nguyên lăm le xâm lược lần thứ hai với tâm địa không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt mọc dưới vó ngựa của năm mươi vạn quân. Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng đương đầu với cuộc chiến sống còn. Bằng những lời lẽ đanh thép ông kể ra hàng loạt tội ác của quân Mông Nguyên: “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 1

Back to top

Đề 2: Từ bài "Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành"

Bài làm

Mỗi người khi sinh ra đều phải học. Nhưng học như nào để có hiệu quả.? Từ xưa vấn đề này đã được các nhà thông thái bàn tới. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Điều đó nói lên tầm quan trọng của phương pháp học đi đôi với hành, một trong những phương pháp quyết định tới sự thành công của người học.

Cốt lõi của việc học là rèn luyện con người thành người tố. Học để làm người tốt đẹp, có nhân cách cao thượng, biết phân biệt lẽ đúng sai. Học để giữ gìn đạo lí ở đời. Học là quá trình ta tiếp thu kiến thức cho bản thân mình thông qua sách vở, quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. Học là cách ta nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước, trau dồi kiến thức, mởmang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của bản thân. Hành là hành động, là hoạt động, là làm, là thực hành. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học lí thuyết vừa thực hành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được vận dụng vào trong thực tế. phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống.

Trong phần cuối của bài tấu, đã bàn về phép học (Luận học pháp) : “Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã đề cao việc học phải đi đôi với hành. Theo Nguyễn Thiếp, mục đích của việc học là học để làm người tốt đẹp, có nhân cách cao thượng; học để biết phân biệt lẽ đúng sai; học để giữ gìn kỉ cương và đạo lí ở đời. Nghĩa là phải biến những điều đã học được thành hành động cụ thể để tạo ra một hiệu quả nhất định...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 2

Back to top

Đề 3: Câu nói của Macxim Gorki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì?

Bài làm

Nếu tri thức của loài người được coi như một sa mạc thì hiểu biết của con người chỉ là những hạt cát nhỏ bé giữa sự bao la và mênh mông đó. Và để giúp con người có thể chinh phục thế giới này một cách nhanh và ngắn nhất thì sách chính là yếu tố trung gian quan trọng. Mỗi quyển sách chứa đựng bên trong nó là một kho tàng tri thức nhân loại, chả vì thế mà nhà văn Macxim Gorki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống”.

Có khi nào bạn giật mình tự hỏi không biết con người đã xuất hiện như thế nào từ bao giờ và từ đâu chưa? Tại sao mặt trời chỉ chiếu sáng vạn vật vào ban ngày còn ban đêm lại nhường vị trí cho mặt trăng? Hay tại sao những ngôi sao lại tỏa sáng trên bầu trời? Tất cả những điều này tôi dám cá rằng chẳng ai ngẫu nhiên mà có thể lí giải được, và để đi tìm câu trả lời cho nó thì điều duy nhất bạn có thể làm được đó chính là đọc từ sách. Sách được ví như một kho tàng tri thức phong phú của nhân loại trong đó chứa đựng cả những câu chuyện của hàng ngàn vạn năm về trước. Đến với sách con người dường như không còn thấy những khoảng cách địa lí xa xôi, những vòng thời gian dài đến bất tận. ở đó chỉ tồn tại duy nhất một điều đó chính là tri thức. Qua những tranh sách, chúng ta sẽ được sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của dân tộc, những thăng trầm biến cố của vận nước và cả những mảnh đất hứa đầy hi vọng mà ta có lẽ cả một đời không có dịp đặt chân tới. Dù có bất cứ ở thời đại nào, không gian nào thì sách sẽ mãi mãi là một người bạn tri kỉ của con người, nó kết nối hiện tại và quá khứ, giữa chiều không gian này đến chiều không gian kia...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 3

Back to top


  • 14 lượt xem
Chủ đề liên quan