Giải bài tập thực hành tiếng việt 5 tuần 15: Tập làm văn (2): Luyện tập tả người
Bài tập thực hành tiếng việt 5 tập 1. Nội dung bài học bao gồm các bài tập bổ trợ, nhằm giúp các em nắm chắc và hiểu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5. Hy vọng, các bài thực hành sẽ giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Việt và đạt được kết quả cao.
1. Đọc bài văn sau, gạch dưới những từ ngữ miêu tả hoạt động của em bé đang tuổi tập nói tập đi:
Tu Ti nhà em vừa tròn một tuổi tuần trước. Đúng hôm sinh nhật, nó đứng dạy bước đi chập chững, chập choạng rồi ngã phịch xuống. Cả nhà vỗ tay ầm ĩ, mẹ sung sướng ôm Chầm lấy nó. Khoái chí, ,cô nàng cười để lộ mấy chiếc răng sữa trông ngộ ơi là ngộ. Được đà, Tu Ti lại đứng dạy. Mẹ lùi ra một chút và giơ tay đón bé, cả nhà vỗ tay cổ vũ : “Cố lên.! Cố lên ! Cố lên !”. Bé nhấc chân bước một, hai, ba, bốn bước rồi lao vào lòng mẹ. Mẹ giơ cao bé lên, dụi dụi đầu vào bụng bé làm bé cười khanh khách hoà với tiếng đùa vui của cả nhà. Đúng là một kỉ niệm khó quên ! Nhưng thích nhất vẫn là nghe bé tập nói với cái giọng non nớt đáng yêu vô cùng : “Bà, bà, măm, măm, mẹ, mẹ…”. Nó là con gái mà cũng nghịch lắm cơ, chuyên sà vào mâm cơm phá phách. Khi cả nhà ăn cơm, phải để cho nó một cái bát và một cái thìa để nó chọc, ngoáy và gõ loạn lên. Có lần, em đỡ bị nó xé toạc quyển truyện, sao nó nhanh thế, em chẳng kịp “chạy loạn” chỉ biết hét lên vì tiếc. Em có một “bí kíp”. Khi Tu Ti khóc, muốn nó nín, em liền bảo: “đi, đi”. Nó nín bặt, mắt sáng long lanh, chỉ vào cái mũ nói “i… i..”. Ôi, trông khuôn mặt nó lúc ấy buồn cười quá !
Lê Trường Linh
2. Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để có những đoạn văn tả hoạt động của thầy giáo Péc-bô-ni:
a) Thầy Péc-bô-ni nhìn chúng tôi, những học trò mới, hết đứa này đến đứa khác ………………. (1). Vừa ………………. (2), thầy vừa bước xuống bục và ………………. (3) các dãy bàn của chúng tôi.
Chợt ………………. (4) một cậu mặt đỏ ửng và đày những nốt sưng nhỏ, thầy liền ngừng đọc, lấy hai tay ………………. (5) cậu bé, ………………. (6) cậu làm sao, rồi ………………. (7) xem cậu có sốt không.
(đọc chính tả; đi vào giữa; một cách chăm chú; nhìn thấy; sờ trán; ôm đầu; hỏi)
b) Trong giờ chính tả, ngay sau lưng thầy Péc-bô-nl một câu học trò đứng ngay lên trên ghế và bắt đầu múa như con rối. Thầy giáo cậu ta hoảng hốt vội ngồi xuống và cúi gầm mặt, chắc chắn thế nào cũng bị mắng một trận. Nhưng thầy Péc-bô-ni ………………. cậu bé dại dột và “Đừng làm thế nữa nhé !” Chỉ thế thôi, Rồi thầy lại và bài chính tà.
(nói; đặt tay lên vai; trở về chỗ; quay ngoắt lại; tiếp tục đọc nốt)
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài tập thực hành tuần 16 luyện từ và câu (2)
- Giải bài tập thực hành tuần 11 luyện từ và câu (1)
- Giải bài tập thực hành tuần 1 tập làm văn (2)
- Giải bài tập thực hành tuần 15 tập làm văn (1)
- Giải bài tập thực hành tuần 15 chính tả
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 5 tuần 14: Chính tả Phân biệt âm đầu tr / ch, vần ao / au
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 5 tuần 11: Chính tả Phân biệt âm đầu l / n, âm cuối n / ng
- Giải bài tập thực hành tuần 8 tập làm văn (1)
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 5 tuần 16: Luyện từ và câu (2) : Tổng kết vốn từ
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 5 tuần 4: Luyện từ và câu (2) : Luyện tập về từ trái nghĩa
- Giải bài tập thực hành tuần 6 tập làm văn (1)
- Giải bài tập thực hành tuần 4 luyện từ và câu (1)