Giải GDQP- AN 10 bài 2: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam Giáo dục quốc phòng lớp 10

Nội dung
  • 3 Đánh giá

Hướng dẫn giải 2: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam trang 14 sgk Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10 được Khoahoc.com.vn sưu tầm và đăng tải. Tài liệu với cách giải chi tiết, cụ thể sẽ giúp các em nhanh chóng hoàn thiện các câu hỏi trong phần bài tập trang 14 sách giáo khoa môn Giáo dục quốc phòng. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.

PHẦN LÝ THUYẾT

A. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

I. Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam

1. Thời kì hình thành

  • Ngay từ buổi đầu của cách mạng VIỆT NAM đã chủ trương thành lập một tổ chức quân đội.
  • Ngày 22-12-1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập- tiền thân của QĐNDVN.

2. Thời kì xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược

a. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

  • Qúa trình phát triển.
    • Năm 1951, quân đội ta chính thức mang tên gọi : Quân đội nhân dân Việt Nam(Vietnam People`s Army -VPA) và được gọi cho đến ngày nay.
    • Thành phần gồm: bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương.
  • Để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, quân đội ta vừa chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, lập nhiều chiến công hiển hách.
  • Tiêu biểu: Thắng lợi ở chiến dịch Việt Bắc- Thu đông 1947; Thắng lợi ở chiến dịch Biên giới 1950; Thắng lợi ở chiến dịch Tây Bắc 1952. Cuộc chiến Đông xuân 1953-1954 đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc kháng chiến chống Pháp.

b. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược

  • Pháp thua, Mĩ chen chân vào xâm lược Việt Nam âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.
  • Ở miền Bắc, quân đội đã xây dựng theo hướng chính quy.
  • Ở miền nam, 1961 các lực lượng miền nam thống nhất với tên gọi “Quân giải phóng”
  • Quân đội ta đã đánh bại 3 loại hình chiến tranh kiểu mới của Mĩ: chiến lược chiến tranh đặc biệt , chiến lược chiến tranh cục bộ, chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
  • Năm 1972, đánh tan cuộc tập kích bằng máy bay của Mĩ.
  • Năm 1975, ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh thống nhất đất nước.

c. Thời kì xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

  • Trong thời kì mới, quân đội ta được xây dựng theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, luôn tích cực học hỏi, đổi mới, tăng cường sức chiến đấu và tham gia các nhiệm vụ quốc phòng an ninh.

II. Truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam

  • Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng
  • Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng
  • Gắn bó máu thịt với nhân dân
  • Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh
  • Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước
  • Nêu cao tình thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế

B. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

I. Lịch sử công an nhân dân Việt Nam

1. Thời kì hình thành

  • Ngày 19 tháng 8 năm 1945, lực lượng Công an được thành lập.
  • Ở Bắc Bộ đã thành lập “Sở Liêm phóng” và “Sở Cảnh sát”. Các tỉnh đều thành lập “Ty Liêm phóng” và “Ty Cảnh sát”.

2. Thời kì xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (2945 - 1975)

a. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

  • Ngày 15 tháng 1 năm 1950, Hội nghị Công an toàn quốc xác định Công an nhân dân Việt Nam có 3 tính chất: “dân tộc, dân chủ, khoa học”.
  • Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban Công an tiền phương nằm trong Hội đồng cung cấp mặt trận, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ,

b. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ( 1954 – 1975)

  • Thời kì này, Công an góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường xây dựng lực lượng, cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

3. Thời kỳ đất n­ước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ 1975 đến nay

  • Công an đổi mới tổ chức và hoạt động, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

II. Truyền thống công an nhân dân Việt Nam

  • Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng
  • Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu
  • Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạp những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học - công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu
  • Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu.
  • Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thủy chung, tình nghĩa

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 24 sgk GDQP-AN lớp 10

Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trường thành của Quân đội nhân dân Việt Nam?

Bài làm:

Qúa trình hình thành:

  • Chính cương vắn tắt của Đảng, tháng 2/1930 đã đề cập tới việc: “tổ chức ra quân đội công nông”.
  • Luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định chủ trương xây dựng đội “tự vệ công nông”.
  • Trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng các đội vũ trang đã ra đời như: Đội tự vệ đỏ, Xích vệ đỏ trong phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh; đội du kích Nam Kì; đội du kích Bắc Sơn; đội du kích Ba Tơ…
  • Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
  • Tháng 4/1945, hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành: “Việt Nam giải phóng quân”.

Qúa trình xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ

a. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954

  • Qúa trình phát triển:
    • Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền với nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì. Sau CMTT, đội Việt Nam giải phóng quân được đổi thành “Vệ quốc đoàn”.
    • Ngày 22/5/1946 thành lập quân đội quốc gia Việt Nam; năm 1951, đổi tên là QĐNDVN.
  • Quá trình chiến đấu và chiến thắng:
    • Chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông 1947.
    • Chiến thắng Biên giới năm 1950.
    • Chiến thắng Tây Bắc 1952.
    • Chiến dịch Thượng Lào 1953.
    • Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện biên phủ.
  • Một số anh hùng tiêu biểu: Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, La Văn Cầu,….

b. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ 1954- 1975

  • Qúa trình phát triển:
    • Từ năm 1954 – 1965, lực lượng quân đội ta ở miền Bắc bước vào xây dựng chính quy, luyện tập lập công, góp phần thắng lợi trong công cuộc cải tạo và khôi phục kinh tế, làm điểm tựa cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
    • Ngày 15/1/1961 các lực lượng vũ trang tại miền Nam được thống nhất với tên gọi: “ Quân giải phóng”.
  • Quá trình chiến đấu và chiến thắng:
    • Năm 1961 – 1965 đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
    • Từ năm 1965 – 1968 đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.
    • Từ 1968 – 1972 đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.
    • Quân và dân ta đã bắn rơi hàng ngàn máy bay, bắt sống hàng trăm giặc lái.
    • Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  • Một số anh hùng tiểu biểu: Lê Mã Lương, Nguyễn Viết Xuân, Phạm Tuân,...

Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

  • Với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, xứng đáng là công cụ bạo lực của Đảng, nhà nước và nhân dân.
  • Hiện nay, quân đội ta xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trong mọi tình huống; đồng thời tham gia công tác phòng chống thiên tai, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Câu 2: Trang 24 sgk GDQP-AN lớp 10

Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trường thành của Công an nhân dân Việt Nam?

Bài làm:

Thời kì hình thành:

  • Cách mạng tháng tám thành công 1945, yêu cầu bảo vệ chính quyền cách mạng được coi trọng
  • Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lực lượng công an được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1945.
  • Tổ chức tiền thân: Bắc bộ thành lập "Sở liêm phóng" và "Sở cảnh sát". Các tỉnh thành lập "Ti liêm phóng" và "Ti cảnh sát"
  • Chiến công đầu tiên: Bảo vệ thành công ngày quốc khánh 2/9/1945 và phá tan vụ án phố Ôn Như Hầu.

Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ

  • Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
    • Đầu năm 1947, Nha công an trung ương chấn chỉnh về tổ chức gồm: Văn phòng, Ti điệp báo, Ti chính trị, Bộ phận an toàn khu.
    • 6/1949 Nha công an trung ương tổ chức hội nghi điều tra toàn quốc
    • 15/1/1950 Hội nghị công an toàn quốc xác định công an nhân dân có 3 tính chất: "Dân tộc, dân chủ, khoa học
    • 28/2/1950 Đảng quyết định sáp nhập bộ phận tình báo quân đội vào Nha công an
    • Trong chiến dịch Điên Biên Phủ CAND có nhiệm vụ bảo vệ lực lượng tham gia chiến dịch, bảo vệ dân công, giao thông vận tải và đường hành quân của bộ đội
    • Tấm gương tiêu biểu: Võ Thị Sáu (CA Bà Rịa), Trần Việt Hùng( Hải Dương), Trần Văn Châu (Nam Định).
  • Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 -1975)
    • 1954 -1960 Góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải Tạo XHCN ở miền Bắc. Phát triển lực lượng ở miền Nam
    • 1961 -1965 Góp phần đánh thắng chiến lược "chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam, bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
    • 1965 -1968 Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1, làm thất bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam
    • 1969 - 1973 Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2, làm phá sản chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"
    • 1973 - 1975 CAND cùng cả nước giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Giành chiến thắng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

Thời kì đất nước thống nhất cả nước đi lên CNXH 1975 đến nay

  • Đất nước thống nhất đi lên CNXH. Công an nhân dân đổi mới tổ chức và hoạt động đấu tranh.
  • Làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống

Câu 3: Trang 24 sgk GDQP-AN lớp 10

Nêu truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam?

Bài làm:

Những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là:

  • Thứ nhất: Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Quân đội luôn chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và CNXH
  • Thứ hai: Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng. Quân đội luôn quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không sợ hi sinh gian khổ, xã thân vì sự nghiệp cách mạng và luôn biết sử dụng nghệ thuật quân sự trong chiến tranh.
  • Thứ ba: Gắn bó máu thịt với nhân dân. Quân đội ta từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu. Truyền thống đó được thể hiện tập trung trong 10 lời thề danh dự của quân nhân và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân của quân nhân.
  • Thứ tư: Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Sức mạnh của quân đội xây dựng bởi nội bộ đoàn kết thống nhất và kỉ luật tự giác, nghiêm minh.
  • Thứ năm: Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công. Quân đội ta luôn phát huy tinh thân khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cả trong chiến đấu, lao động sản xuất và công tác.
  • Thứ sáu: Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thuỷ chung với bè bạn quốc tế. Biểu hiện tập trung cho truyền thống đó là sự liên minh chiến đấu giữa quân tình nguyện Việt Nam với đội quân Pathet Lào và bộ đội yêu nước Cam-pu-chia, hay là sự liên minh chiến đấu của quân đội Việt Nam với quân đội nhân dân Trung Quốc....

Câu 4: Trang 24 sgk GDQP-AN lớp 10

Nêu truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam?

Bài làm:

Những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là:

  • Thứ nhất: Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng

Công an nhân dân chiến đầu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng và trở thành công cụ bạo lực sắc bén của nhà nước trong việc chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, trung thành với mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

  • Thứ hai: Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu

Lực lượng Công an nhân dân đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân, lấy sự bình yên cuộc sống làm mục tiêu phục vụ và lấy sự gắn bó phối hợp cùng nhân dân là điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.

  • Thứ ba: Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu
  • Thứ tư: Tận tuỵ trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu

Kẻ thù chống phá rất tinh vi, xảo quyệt đòi hỏi lực lượng công an phải luôn tận tụy, cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm để điều tra, xét hỏi, nắm bắt bằng chứng được chính xác và chuẩn bị chứng cứ để bắt đúng kẻ phạm tội.

  • Thứ năm: Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thuỷ chung, nghĩa tình

Thể hiện rõ nhất là sự phối hợp công tác của công an ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

Mời các em xem nội dung bài tiếp theo:  Giải GDQP- AN 10 bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương

Giải GDQP- AN 10 bài 2: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam được Khoahoc.com.vn chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc kiến thức cũng như hoàn thành phần câu hỏi cuối bài. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo với nhé.