Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 7: Tỉ lệ cơ thể người
Hướng dẫn giải bài 7: Tỉ lệ cơ thể người trang 50 sgk mĩ thuật Đan Mạch lớp 8. Đây là sách giáo khoa vận dụng phương pháp mới trong dạy học Mĩ thuật do vương quốc Đan Mạch hỗ trợ. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
1. Tìm hiểu tỉ lệ cơ thể người và kí họa dáng người
1.1. Tìm hiểu
- Quan sát một số hình ảnh về cơ thể người ở Hình 7.1, 7.2 để nhận biết về sự thay đổi của tỉ lệ cơ thể người theo độ tuổi.
- Quan sát hình 7.3, thảo luận tìm sự khác nhau về hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ cơ thể người nam và nữ.
1.2. Thực hành
Cá nhân/nhóm thực hành:
+ Một vài học sinh tạo dáng mẫu đứng thẳng (trực diện hoặc nghiêng ở các góc nhìn).
+ Lấy chiều dài của đầu làm đơn vị đo chiều cao toàn thân, tập đo và ước lượng.
+ Vẽ kí họa dáng đứng thẳng hoặc nghiêng.
1.3. Nhận xét
+ Nhận xét về: tỉ lệ chiều cao của mẫu sau khi đo và ước lượng.
+ Tỉ lệ giữa các bộ phận và dáng người trong bài vẽ ký họa.
2. Tạo hình dáng người bằng dây thép
2.1. Tìm hiểu
Quan sát Hình 7.4 để tìm hiểu cách tạo hình dáng người bằng dây thép
2.2. Thực hành
- Quan sát Hình 7.5 để tham khảo về các dáng người được tạo hình bằng dây thép.
- Cá nhân/nhóm thực hành tạo dáng người bằng dây thép.
2.3. Nhận xét
Các dáng người thể hiện tư thế, động tác gì? Là dáng người nam hay nữ? Trẻ em hay người trưởng thành?
3. Tạo đặc điểm nhân vật theo chủ để gia đình
3.1. Cách thực hiện
- Quan sát Hình 7.6 để nhận biết cách tạo đặc điểm cho nhân vật theo chủ đề gia đình:
+ Cách tạo khối cho nhân vật
+ Tư thế, động tác của nhân vật.
+ Chất liệu tạo trang phục của nhân vật.
- Tham khảo một số dáng người với các đặc điểm về hình dáng, trang phục ở Hình 7.7 để có thêm ý tưởng thực hiện.
3.2 Thực hành
Sử dụng dáng người tạo bằng dây thép đã hoàn thành ở hoạt động trước để thực hiện tạo đặc điểm và trang phục phù hợp cho nhân vật với chủ đề gia đình.
3.3. Nhận xét
- Trình bày về các chất liệu dùng để tạo trang phục cho nhân vật.
- Nêu đặc điểm của các nhân vật về hình dáng, tỉ lệ, trang phục, biểu cảm,...
4. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
- Các nhóm sắp xếp các nhân vật để tạo thành bố cục phù hợp với câu chuyện. Có thể thêm các chi tiết thể hiện bối cảnh cho câu chuyện.
- Trưng bày sản phẩm ở các vị trí thích hợp trong lớp.
- Giới thiệu và nhận xét sản phẩm của nhóm mình/nhóm bạn
+ Cách sắp xếp bố cục của các nhân vật.
+ Tư thế, hình dáng của nhân vật có hợp lý không?
+ Nội dung câu chuyện.
+ Cách tạo hình sản phẩm.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 3.5 để tìm hiểu những hoạt động theo chủ đề "Thầy cô và mái trường"
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 9: Tỉ lệ mặt người
- Quan sát một số hình ảnh minh họa tranh truyện cổ tích ở hình 4.1, thảo luận và cho biết: Tên truyện cổ tích trong hình ảnh minh họa dưới đây...
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 7: Tỉ lệ cơ thể người
- Tìm hiểu sơ lược một số trường phái hội họa hiện đại phương Tây
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 4: Thế giới cổ tích
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 5: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 2: Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời Lê
- Hợp tác trưng bày sản phẩm, chia sẻ với các bạn theo sự hướng dẫn, gợi ý của thầy/cô giáo về:
- Quan sát hình 2.1 để tham khảo về cách thể hiện nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy
- Quan sát hình 3.1 và một số mẫu bưu thiếp đã chuẩn bị, suy nghĩ, thảo luận về:
- Quan sát hình 1.3, thảo luận để tìm hiểu về các chất liệu tạo hình dáng người (có thể tạo hình dáng người bằng cách vẽ hình ảnh...)