Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 9: Tỉ lệ mặt người
Hướng dẫn giải bài 9: Tỉ lệ mặt người trang 65 sgk mĩ thuật Đan Mạch lớp 8. Đây là sách giáo khoa vận dụng phương pháp mới trong dạy học Mĩ thuật do vương quốc Đan Mạch hỗ trợ. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
1. Tìm hiểu tỉ lệ mặt người
1.1. Tỉ lệ mặt người trưởng thành
Quan sát hình 9.1, thảo luận để tìm hiểu về tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người trưởng thành.
+ Đường ngang qua mắt chia mặt người thành mấy phần?
+ Mũi chiếm mấy phần từ mắt xuống cằm?
+ Vị trí của tai có liên quan đến bộ phận nào trên khuôn mặt?
1.2. Sự thay đổi của tỉ lệ mặt người khi thay đổi góc nhìn
- Quan sát những tác phẩm chân dung trong Hình 9.2 để nhận biết sự thay đổi cấu trúc, tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người ở các góc nhìn.
- Quan sát Hình 9.3 để nhận biết sự thay đổi của trục chính trên khuôn mặt và vị trí mắt, mũi, miệng ở các góc nhìn khác nhau.
2. Tập vẽ chân dung theo tỉ lệ cơ bản
2.1. Tìm hiểu
Quan sát Hình 9.4 để hiểu các bước tiến hành vẽ chân dung theo tỉ lệ cơ bản.
2.2. Thực hành
- Ngồi đối diện nhau để thuận tiện cho việc quan sát.
- Quan sát kỹ đặc điểm của khuôn mặt, mái tóc để xác định hình dạng của chính khuôn mặt bạn rồi vẽ phác hình dạng bên ngoài của mặt bằng hình cơ bản.
- Dựa vào hình khuôn mặt vừa tạo ra, vẽ đường trục chính trên khuôn mặt và xác định vị trí các bộ phận mắt, mũi, tai vẽ vào những vị trí đã xác định sẵn. Chú ý các chi tiết cho phù hợp với góc nhìn.
- Vẽ gợi đậm nhạt.
3. Mô phỏng mặt nạ Tuồng
3.1. Tìm hiểu
- Quan sát Hình 9.5, thảo luận để tìm hiểu ý nghĩa và nét biểu cảm của nghệ thuật trang trí mặt nạ trên sân khấu Tuồng.
+ Màu sắc trên mặt nạ như thế nào? Màu sắc tượng trưng cho đặc điểm gì của nhân vật?
+ Màu thường được thể hiện ra sao?
+ Tính cách của nhân vật thường được thể hiện ở chi tiết nào?
+ Trạng thái cảm xúc trên mặt nạ biểu hiện qua những yếu tố nào?
3.2. Thực hành
- Quan sát Hình 6.9 để tìm hiểu các bước mô phỏng mặt nạ.
- Lựa chọn mặt nạ trong phần nội dung về các đặc điểm của mặt nạ Tuồng để vẽ mô phỏng lại theo hướng dẫn trên.
4. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
- Trưng bày mặt nạ theo hướng dẫn của thầy giáo/cô giáo
- Thuyết trình, chia sẻ về sản phẩm của mình, của bạn về:
+ Những sắc thái biểu cảm của mặt nạ.
+ Vai trò của màu sắc trong trang trí mặt nạ.
+ Tỉ lệ mặt người khi vẽ mặt nạ.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 1.3, thảo luận để tìm hiểu về các chất liệu tạo hình dáng người (có thể tạo hình dáng người bằng cách vẽ hình ảnh...)
- Quan sát các bức tranh trong Hình 5.1 và một số tranh đã chuẩn bị để tìm hiểu về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 về các nội dung (bối cảnh lịch sử, chủ đề, chất liệu)
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 10: Tạo hình và trang trí trại
- Hợp tác trưng bày sản phẩm, chia sẻ với các bạn theo sự hướng dẫn, gợi ý của thầy/cô giáo về:
- Trưng bày (có thể trình chiếu) và thuyết trình các tư liệu về mĩ thuật thời Lê (kiến trúc, điêu khắc trang trí, đồ gốm) mà nhóm đã sưu tầm, chuẩn bị:
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 1: Tết trung thu
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 5: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 9: Tỉ lệ mặt người
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 3: Thầy cô và mái trường
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 8: Sơ lược mĩ thuật phương Tây thế kỉ XIX - XX
- Làm bưu thiếp tặng người thân, bạn bè, trong các ngày lễ, sinh nhật,...
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 7: Tỉ lệ cơ thể người